Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chó cắn cần phải làm gì? Cách phòng tránh bệnh dại hiệu quả nhất

Ngày 18/12/2022
Kích thước chữ

Chó cắn là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh dại nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của con người, vì thế cách sơ cứu và tiêm ngừa sau khi bị chó cắn là một việc rất quan trọng để phòng tránh nhiều hệ lụy về lâu dài cho bệnh nhân.

Bệnh dại sau khi bị chó cắn tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị chính thức, do đó việc tiêm ngừa phòng tránh là việc làm cần thiết để bảo vệ bản thân khi bị chó cắn, bên cạnh đó cách sơ cứu đầu tiên sau khi bị chó cắn cũng được nhiều người quan tâm, xem ngay qua bài viết dưới đây để biết cách sơ cứu sau khi bị chó cắn.

Sự nguy hiểm của việc bị chó cắn

Sau khi bị chó cắn nếu không được sơ cứu, người bệnh sẽ dễ mắc phải căn bệnh truyền nhiễm virus cấp tính đó là bệnh dại truyền từ động vật sang người, hầu hết đều lây từ vết cắn, liếm của động vật,… Một khi đã mắc phải căn bệnh này, sớm muộn dù là loài vật hay con người cũng đều có tỷ lệ tử vong cao.

Chó cắn cần phải làm gì? Cách phòng tránh bệnh dại hiệu quả nhất 1 Sau khi bị chó cắn cần phải làm gì?

Bệnh dại có hai giai đoạn tiến triển, cụ thể:

  • Giai đoạn trước khi xuất hiện triệu chứng: Trung bình sẽ trong khoảng 5 ngày trở lại, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng của bệnh cảm thông thường như đau đầu, sốt, khó chịu, cảm thấy đau nhức tại vị trí vết thương bị chó cắn.
  • Giai đoạn viêm não: Lúc này virus đã ngấm vào trong cơ thể, gây ra các biểu hiện rối loạn hệ thần kinh như sợ ánh sáng, sợ tiếng động mạnh, tăng tuyến nước bọt, hạ huyết áp, mất ngủ, hạ đường huyết vã mồ hôi,…

Vậy chúng ta có thể phòng tránh trước khi virus ngấm vào người không, câu trả lời là có và sẽ dựa vào các mức độ nặng nhẹ qua vết chó cắn.

Các mức độ dựa theo vết chó cắn cần lưu ý

Dựa vào các trường hợp bị chó cắn, người ta sẽ chia sự nghiêm trọng của vết chó cắn thành 5 cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Cấp độ 1: Không có vết răng chó cắn trên da, chỉ vừa chạm vào có nước bọt.
  • Cấp độ 2: Có vết răng trên da nhưng da chưa bị tổn thương.
  • Cấp độ 3: Xuất hiện vết thương hở trên da.
  • Cấp độ 4: Gây ra nhiều hơn một vết thương hở trên da, đặc biệt có vết thương thủng sâu.
  • Cấp độ 5: Có nhiều vết cắn, bị thủng sâu.
Chó cắn cần phải làm gì? Cách phòng tránh bệnh dại hiệu quả nhất 2 Có 5 mức độ vết thương sau khi bị chó cắn

Qua 5 cấp độ nghiêm trọng của vết thương chó cắn, bạn có thể làm gì để ngăn ngừa căn bệnh dại?

Sau khi bị chó cắn nên làm gì để ngăn ngừa bệnh dại?

Sơ cứu vết thương ngay lập tức

Bị chó cắn nên làm gì? Khi một người vừa bị chó cắn, dấu răng cửa của chúng sẽ xuất hiện trên phần mô thịt, hoặc thậm chí các dấu răng nhỏ hơn cũng có thể làm bạn rách da dẫn đến nhiều vết thương hở, lúc này bạn cần sơ cứu vết thương nhanh chóng với các bước sau nhằm hạn chế khả năng nhiễm trùng:

  • Xác định cấp độ của vết cắn theo 5 mức độ trên, nếu vết thương không chảy máu, bạn hãy rửa sạch vùng da với xà phòng và nước ấm, còn nếu vết thương bị chảy máu cần chườm khăn khoảng 5 phút để máu ngừng chảy rồi mới tiến hành rửa vết cắn.
  • Thực hiện thao tác ấn nhẹ vào vết thương để loại bỏ lượng máu dơ ban đầu, hạn chế khả năng phát sinh vi khuẩn.
  • Rửa vết thương với xà phòng hoặc dưới vòi nước chảy trực tiếp trong khoảng 15 phút, cần lưu ý thực hiện kỹ bước sơ cứu vì đây là cách hiệu quả nhất để phòng chống căn bệnh dại.
  • Tiếp theo cần rửa vết thương với dung dịch muối hoặc còn 70%,… có thể sử dụng các loại thuốc tương tự (cần có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ), sử dụng băng vô trùng để băng vết thương lại.
  • Sau khi sơ cứu tạm thời, cần đưa bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Tuy nhiên trong quá trình sơ cứu, cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:

  • Tránh băng quá kỹ và bôi thuốc kín vết thương, không tự ý khâu vết thương vì có thể tạo cơ hội cho nhiều virus xâm nhập.
  • Giữ vết thương không tiếp xúc với các chất kích thích có tính axit, ớt, nhựa cây,…

Tiêm phòng ngăn ngừa bệnh dại sau khi bị chó cắn

Trước khi tiêm vắc xin phòng ngừa dại, bệnh nhân cần xác định đã tiêm vắc xin uốn ván trước đó chưa, nếu chưa bắt buộc bạn phải tiêm phòng vắc xin giải độc uốn ván trước rồi mới tiêm phòng bệnh dại.

Chó cắn cần phải làm gì? Cách phòng tránh bệnh dại hiệu quả nhất 3 Tiêm ngừa bệnh dại là cách tối ưu để ngăn ngừa tỷ lệ tử vong

Thứ hai vắc xin phòng ngừa dại là mũi tiêm bắt buộc sau khi bị bất cứ loài động vật nào cắn, được gọi là phơi nhiễm (PEP) trong các trường hợp sau:

  • Vết cắn bị xước nhẹ trên da, gây chảy máu.
  • Xuất hiện vết thương nghi tiếp xúc với nước bọt của động vật bị bệnh dại.
  • Nếu bị cắn bởi loài vật có hành vi không bình thường, bị chết hoặc kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại cho kết quả dương tính.

Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ gây chết người hiện nay vẫn chưa có vắc xin chính thức, nếu nghi ngờ bản thân bị cắn hoặc tiếp xúc bởi loài động vật bị bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời phát hiện và điều trị tốt nhất. Trong nhiều cách chữa trị thì tiêm ngừa vắc xin là biện pháp phổ biến bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh dại toàn diện nhất.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin