Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao phổi là bệnh nhiễm trùng mạn tính, gây ra bởi vi khuẩn lao. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh vẫn chủ quan coi nhẹ hậu quả của bệnh lao phổi mà không thăm khám hoặc không tuân thủ phác đồ điều trị dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể tấn công phổi gây ra. Bệnh lao phổi rất dễ lây truyền từ người này sang người khác qua đường không khí, cọ xát vết thương, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt, ăn uống… Đặc biệt, những người dân lao động nghèo khổ, chế độ ăn uống không đảm bảo dẫn đến suy giảm sức đề kháng, điều kiện nơi ở nghèo nàn, ẩm thấp cũng là điều kiện cho vi khuẩn lao phát triển, gây bệnh.
Lao phổi thuộc top 3 căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì bệnh lao. Trong đó, ở Việt Nam trung bình khoảng 55 người chết vì lao mỗi ngày và là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới.
Người bệnh lao phổi và gia đình phải gánh trên vai mức chi phí rất lớn cho việc chẩn đoán và điều trị lao. Chính vì thế, hậu quả của bệnh lao phổi không chỉ là vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn gây ra hậu quả đối với nền kinh tế của cả một quốc gia.
Từ khi Robert Koch tìm ra vi khuẩn lao gây bệnh thì căn bệnh này đã được công nhận là một bệnh lây. Trong đó, người lành bị lây do hít phải vi khuẩn lao trong không khí khi người bệnh ho, khạc, hắt xì…
Mức độ nguy hiểm của nguồn lây bắt đầu ngay từ khi người bệnh có triệu chứng và giảm dần theo thời gian điều trị. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan bởi vì triệu chứng giảm nhẹ không có nghĩa là đã hết bệnh.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, cách phòng ngừa lao phổi tốt nhất chính là tiêm phòng vacxin BCG cho hiệu quả tới 80%. Hầu hết người bị lao phổi đều có thể điều trị khỏi gần như hoàn toàn bằng các thuốc chống lao đặc hiệu nếu phát hiện bệnh sớm và tuân thủ phác đồ điều trị đúng thuốc, đúng liều, phối hợp thuốc, đủ thời gian. Ngược lại, nếu điều trị không đúng cách, không đúng nguyên tắc, người bệnh sẽ phải đối mặt với hậu quả của bệnh lao phổi.
Giai đoạn nhiễm lao: Vi khuẩn lao vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó xâm nhập vào phế nang gây tổn thương viêm phế nang. Sau một thời gian, cơ thể sẽ hình thành dị ứng và miễn dịch đối với vi khuẩn lao, lúc này người bị nhiễm sẽ có kháng thể và cho phản ứng tuberculin dương tính.
Giai đoạn lao bệnh: Còn được gọi là giai đoạn lao thứ phát, chiếm 10 - 20% số người nhiễm lao. Xảy ra khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nhất là những người có bệnh lý mãn tính nguy cơ cao.
Bệnh lao phổi với tỷ lệ người mắc rất cao trong cộng đồng và số người mắc chịu ảnh hưởng lớn bởi nền kinh tế, mức sống, hoàn cảnh sống của người dân.
Lao phổi không phải là bệnh gây tử vong ngay lập tức nhưng nó gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Hơn nữa, nếu không phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, bệnh lao phổi có thể chuyển biến nặng và nguy hiểm tính mạng.
Người bị bệnh lao thường xuất hiện những triệu chứng gây khó khăn cho sinh hoạt như đau ngực, ho dai dẳng, ho ra máu, sốt, khó thở… Sức khỏe của người bệnh sẽ suy yếu nhanh chóng, gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời:
Người mắc bệnh lao phổi thường rơi vào tình trạng chán nản do đột ngột phải cách ly khỏi những hoạt động xã hội, xa rời công việc, nguồn thu nhập giảm… Nỗi lo lắng bệnh tình không thuyên giảm hay bất an về phương pháp điều trị khiến tinh thần của người bệnh ngày càng kiệt quệ, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị.
Mặc dù thời gian điều trị khỏi bệnh lao phổi không dài và được hỗ trợ miễn phí theo chương trình DOTS, chi phí vẫn là một trong những nỗi lo khiến người bệnh quan tâm. Trung bình người bị lao phổi phải trả ít nhất 50.000vnđ mỗi ngày, chưa tính đến các chi phí thuốc bổ trợ và thuốc điều trị triệu chứng khác.
Đặc biệt, với người bị lao phổi kháng thuốc, chi phí phải chi trả có thể cao hơn gấp hàng chục lần. Ngoài khoản chi phí cho điều trị bằng thuốc, người bệnh còn phát sinh thêm các khoản tiền chi cho việc ăn uống, sinh hoạt. Bên cạnh đó, người bị lao phổi không thể lao động nên nguồn thu nhập bị ảnh hưởng, chi phí điều trị cũng sẽ là gánh nặng cho họ.
Có thể thấy hậu quả của bệnh lao phổi để lại rất nặng nề không chỉ đối với bản thân người bệnh mà còn cả gia đình, người thân và cả cộng đồng. Chính vì thế, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao phổi, bạn hãy đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và được bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
An An
Nguồn Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.