Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không?

Ngày 01/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêm phòng dại là một cách để bảo vệ chó nhà khỏi nguy cơ mắc bệnh dại. Xung quanh câu hỏi chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không vẫn còn nhiều ý kiến gây tranh cãi. Để có câu trả lời chính xác, hãy đọc ngay bài viết này bạn nhé!

Bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và thường gặp ở chó. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ chó đi hoang mới có nguy cơ mắc bệnh dại. Nhưng đây thực sự là quan điểm sai lầm vì có đến hơn 90% trường hợp mắc bệnh dại ở chó nhà. Trong những năm gần đây, người dân đã có ý thức hơn với việc tiêm phòng dại cho vật nuôi. Nhưng chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không? Câu trả lời này nhiều người chưa có đáp án chắc chắn .

Chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không?

Nhiều người cho rằng chó đã tiêm phòng dại cắn hoàn toàn không tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh dại ở người. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng đây là suy nghĩ hoàn toàn không chính xác. Chính sự chủ quan, lơ là này đã khiến nhiều trường hợp bị mất đi tính mạng một cách đáng tiếc.

Hàng năm, nước ta có từ 70 đến 100 người tử vong do bệnh dại. Trong số đó chắc chắn có những trường hợp tin rằng chó đã tiêm phòng dại cắn không sao nên chủ quan không tiêm vắc xin dại. Cần khẳng định lại, chó đã được tiêm phòng vẫn có nguy cơ mắc bệnh dại và truyền nhiễm bệnh dại sang cho người.

chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không 1 Chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không? Câu trả lời là có

Lý do là:

  • Không ai có thể khẳng định chắc chắn 100% con chó đã được tiêm phòng không bị lây nhiễm virus gây bệnh dại.
  • Hiệu quả miễn dịch ở chó sau khi được tiêm phòng phụ thuộc nhiều yếu tố như: Chất lượng vắc xin, kỹ thuật tiêm, thời điểm tiêm, số liều tiêm, có tiêm nhắc lại hàng năm hay không…
  • Khả năng miễn dịch của mỗi con chó là khác nhau. Có những con chó dù tiêm đủ phác đồ phòng dại nhưng chưa đáp ứng miễn dịch hoàn toàn.

Chó đã được tiêm phòng dại cắn cần làm gì?

Chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không? Câu trả lời của các chuyên gia thú y là có. Vậy ngay sau khi bị chó cắn, chúng ta nên làm gì?

  • Nếu chó cắn vào vùng có quần áo che chắn, chúng ta nên cắt phần vải xung quanh vị trí cắn bởi chúng có thể lưu lại nhiều dịch tiết nước bọt của con chó. Nếu chẳng may con chó bị dại, cách này sẽ giúp giảm tải lượng virus xâm nhập vào vết thương.
  • Rửa vết thương đúng cách: Rửa bằng xà phòng đặc, dưới vòi nước chảy, thời gian rửa khoảng 15 phút.
  • Sát trùng vết thương bằng cồn và nước sát trùng. Nếu không có cồn hay dung dịch sát trùng bạn có thể thay bằng rượu trắng nguyên chất. Đây là những dung dịch có tác dụng bất hoạt virus gây bệnh dại. Tuyệt đối không dùng dầu hỏa theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng.
  • Không chà xát mạnh, nặn máu hay tác động mạnh khiến vết thương nghiêm trọng.
  • Tạm thời băng bó vết thương và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn tiêm phòng uốn ván hoặc tiêm phòng dại.
  • Bắt nhốt con chó đã cắn người để theo dõi trong 15 - 30 ngày.

Dù chó đã tiêm phòng dại cắn có sao không thì bạn vẫn cần sơ cứu ngay và sơ cứu đúng cách.

chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không 2 Sơ cứu vết chó cắn đúng cách giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh dại

Chó đã được tiêm phòng dại cắn có cần tiêm phòng dại không?

Khi tìm hiểu chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không bạn đã được biết nguy cơ mắc bệnh dại vẫn tiềm ẩn. Vì vậy, tiêm vắc xin dại vẫn là việc cần làm. Tùy tình trạng thương tích, các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm phù hợp nhất.

  • Nếu chó cắn nhưng nhờ mặc quần áo dày nên không gây tổn thương da sẽ không cần tiêm vắc xin phòng dại.
  • Nếu chó cắn chỉ tạo vết xước nhẹ, xa hệ thần kinh trung ương, con vật không có biểu hiện bệnh dại, xung quanh không có trường hợp động vật bị mắc bệnh dại có thể theo dõi thêm trước khi tiêm.
  • Nếu chó cắn có chảy máu, cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Tùy trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định chỉ tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm kết hợp cả huyết thanh kháng dại.
  • Nếu con chó có các triệu chứng của bệnh dại, vết thương gần phần đầu, cổ, mặt, bộ phận sinh dục cần tiêm vắc xin phòng dại ngay.
  • Nếu sau khi cắn con chó bỏ đi hoặc không theo dõi được sức khỏe con vật cũng cần tiêm vắc xin phòng dại.
chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không 3 Chó cắn chảy máu vết thương sâu cần tiêm phòng càng sớm càng tốt

Tiêm vắc xin phòng dại có sao không?

Bị chó đã tiêm phòng dại cắn có sao không? Câu trả lời rõ ràng là có. Tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị chó cắn là một cách để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại duy nhất. Căn bệnh lây từ chó sang người này vô cùng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Khi các triệu chứng bệnh dại đã bộc phát, nguy cơ tử vong gần như 100%. Vắc xin phòng dại sau khi được tiêm vào cơ thể sớm sẽ có tác dụng ngăn ngừa virus dại nhân lên trong cơ thể và tấn công hệ thần kinh trung ương.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, chó nuôi trong nhà nên được tiêm phòng đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm. Sau khi bị chó cắn gây thương tích, dù không chắc chắn con chó có mang virus dại hay không chúng ta vẫn cần tiêm phòng sớm nhất có thể. Các thống kê cho thấy, những trường hợp tử vong do mắc bệnh dại đều là những trường hợp không tiêm phòng sau khi bị chó dại cắn hoặc tiêm phòng trễ từ 2 - 3 ngày.

Thực tế ghi nhận nhiều trường hợp người dân không tiêm phòng sau khi bị chó cắn vì chủ quan và vì cho rằng tiêm vắc xin phòng dại có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Tuy nhiên, các loại vắc xin trước khi được đưa ra thị trưởng đều đã được kiểm nghiệm về độ an toàn.

Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể tiêm vắc xin phòng dại. Thậm chí trẻ em, phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú nếu bị chó cắn cũng nên tiêm phòng dại. Các nghiên cứu đã khẳng định vắc xin dại thế hệ mới không gây hại cho sức khỏe con người, thai nhi hay trẻ em.

chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không 4 Vắc xin phòng dại an toàn với cả trẻ em

Tóm lại, với câu hỏi: “Chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không?”, câu trả lời là có. Nguy cơ lây nhiễm bệnh dại vẫn thường trực. Nếu muốn bảo vệ sức khỏe của chính mình, người bị chó cắn nên chủ động sơ cứu khi bị chó cắn đúng cách, đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn tiêm phòng dại nếu cần thiết.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin