Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sáng nay bạn thức dậy với một cơn chóng mặt, nếu bạn cảm thấy mình yếu ớt, lâng lâng bạn có thể đang băn khoăn liệu mình có đang gặp tình trạng đáng báo động nào về sức khỏe hay không.
Bạn thức dậy với một tâm trạng uể oải kèm theo nhức đầu, chóng mặt,… Đây là có thể dấu hiệu của một số chứng bệnh nguy hiểm. Pauline Jose - một chuyên gia y học gia đình và giám đốc giáo dục y tế tại pH Labs sẽ cùng bạn thảo luận về những nguyên nhân phổ biến nhất của chóng mặt vào buổi sáng.
Bạn có thể thức dậy với những cơn chóng mặt vì cơ thể bạn cần thêm nước. Theo Harvard Health Publishing, khi bạn không được cung cấp đủ chất lỏng, thể tích máu sẽ giảm cùng vớ huyết áp. Kết quả là: Não của bạn không nhận đủ máu và bạn cảm thấy chóng mặt.
Tiến sĩ Jose nói: Mất nước - và choáng váng vào buổi sáng - đặc biệt phổ biến sau một đêm dài uống rượu.
Khắc phục: Để giảm chóng mặt do mất nước, bạn sẽ cần bổ sung chất lỏng, vì vậy hãy uống nhiều nước. Và để ngăn ngừa vấn đề này trong tương lai, hãy tránh đồ uống có cồn.
Tiến sĩ Jose nói rằng lượng đường trong máu thấp (còn được gọi là hạ đường huyết) có thể dẫn đến chóng mặt vào buổi sáng.
Theo Harvard Health Publishing, khi bạn không có đủ glucose (là nguồn cung cấp nhiên liệu chính của cơ thể), các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại để tự bảo vệ, bao gồm cả não của bạn. Đó là lý do tại sao bạn có thể thức dậy chóng mặt hoặc thậm chí hơi bối rối.
Theo Mayo Clinic, các triệu chứng khác của lượng đường trong máu thấp bao gồm:
Khắc phục: Nếu đó là một sự cố cá biệt, bạn có thể chỉ cần ăn hoặc uống thứ gì đó ngọt như một ly nước cam để giải quyết vấn đề.
Nhưng lượng đường trong máu thấp cũng thường liên quan đến các bệnh lý như tiểu đường. Vì vậy, nếu điều này xảy ra thường xuyên và bạn nghi ngờ mình bị hạ đường huyết, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể kiểm tra lượng đường trong máu và có phương hướng điều trị thích hợp.
Nếu bạn thức dậy chóng mặt và mất thăng bằng, đó có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Ví dụ, một loại thuốc tăng huyết áp có thể làm giảm huyết áp của bạn xuống quá thấp, gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu có thể góp phần làm mất nước, cà mất nước có thể gây chóng mặt.
Khắc phục: Nếu bạn nghĩ rằng thuốc của bạn đang làm bạn chóng mặt, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để có thể điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc kê một loại thuốc khác.
Nếu bạn thức dậy với cảm giác căn phòng đang quay cuồng với nguyên nhân thường là do vấn đề về tai trong.
Tiến sĩ Jose cho biết: “Các ống bán nguyệt ở tai trong có chất lỏng di chuyển khi đầu của chúng ta di chuyển, và đôi khi hình thành sỏi làm gián đoạn dòng chảy của chất lỏng. Và sự gián đoạn này dẫn đến chóng mặt.”
Khắc phục: Để giải quyết chóng mặt, hãy đến gặp bác sĩ của bạn, chọn thực hiện một thủ thuật để khắc phục tình trạng này.
Nếu vấn đề chóng mặt của bạn là mãn tính, bác sĩ cũng có thể đánh giá bạn về các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác như bệnh Meniere - một chứng rối loạn của tai trong gây chóng mặt và mất thính giác.
Khi bước xuống khỏi giường quá nhanh, bạn có thể nhận thấy đầu hơi choáng váng. Thật vậy, đột ngột từ tư thế nằm ngửa sang tư thế thẳng đứng có thể làm cho cơn chóng mặt ập đến nhanh chóng.
Hiện tượng này thường do hạ huyết áp thế đứng, huyết áp giảm đột ngột có thể xảy ra khi một người đứng lên và vấn đề này trở nên phổ biến hơn khi chúng ta già đi.
Khắc phục: Từ từ rời khỏi giường sẽ giúp cơ thể bạn thích nghi với sự thay đổi vị trí và duy trì trạng thái ổn định. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi, vì chóng mặt có thể làm tăng nguy cơ té ngã.
Thức dậy chóng mặt và buồn nôn? Cảm giác lâng lâng vào lúc gần sáng có thể là dấu hiệu của việc bạn đang mang thai. Đúng vậy, ốm nghén và chóng mặt thường đi đôi với nhau.
Theo Cleveland Clinic, buồn nôn là một triệu chứng phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai do sự dao động nội tiết tố và lượng máu tăng cao.
Khắc phục: May mắn thay, chóng mặt vào buổi sáng khi mang thai chỉ là tạm thời. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên cẩn thận khi bước ra khỏi giường. Một lần nữa, di chuyển chậm và tránh thay đổi vị trí đột ngột có thể giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp giảm nhanh dẫn đến choáng váng.
Chóng mặt khi thức dậy khiến bạn có một cách bắt đầu ngày mới không mấy dễ chịu. Vì thế, nếu bạn thường xuyên gặp tình trâng này, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng nhất.
Bảo Hân
Nguồn tham khảo: Livestrong
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...