Vì sao bị xây xẩm mặt mày? Cách xử trí và phòng ngừa xây xẩm mặt mày hiệu quả
Ngày 09/06/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Không ít người trong chúng ta đã từng bị xây xẩm mặt mày. Lý do dẫn đến xây xẩm mặt mày đôi khi là do nắng tuy nhiên nếu thường xuyên xảy ra tình trạng này thì có thể là tình trạng thiếu máu não. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về xây xẩm mặt mày và cách xử lý khi bị xây xẩm mặt mày nhé.
Tình trạng xây xẩm mặt mày khá phổ biến gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu chỉ sau các bệnh tim mạch và ung thư, mà tình trạng xây xẩm mặt mày có thể dẫn đến đột quỵ vì vậy cần phải cảnh giác khi bị xây xẩm mặt mày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu lý do vì sao bị xây xẩm mặt mày, hãy cùng theo dõi nhé.
Xây xẩm mặt mày là gì?
Xây xẩm mặt mày là tình trạng mà bạn cảm thấy tối sầm mặt, hoa mắt chóng mặt, loạng choạng, cảm giác giống như bị say sóng, đầu óc quay cuồng. Tình trạng này xảy ra khi các cơ hoặc các dây thần kinh trong tai bạn hoạt động không đúng cách. Tình trạng xây xẩm mặt mày có thể diễn ra từ vài giây đến vài phút, có thể thỉnh thoảng xuất hiện hoặc xuất hiện thường xuyên.
Vì sao bị xây xẩm mặt mày?
Xây xẩm mặt mày không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân của tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây xẩm mặt mày như:
Thay đổi tư thế đột ngột
Xây xẩm mặt mày có thể xảy ra khi bạn thay đổi tư thế đột ngột như thay đổi từ tư thế ngồi sang đứng hoặc từ nằm sang ngồi. Theo lý giải, khi bạn thay đổi tư thế quá nhanh, tim chưa thể điều chỉnh việc bơm máu thêm khiến huyết áp giảm xuống trong một vài giây dẫn đến tình trạng xây xẩm mặt mày.
Do mất nước
Uống ít nước nhưng phải lao động dưới trời nắng hoặc lao động nặng, đổ nhiều mồ hôi hoặc sốt cao cũng có thể bị hoa mắt, xây xẩm mặt mày thậm chí ngất xỉu. Đây là phản ứng của cơ thể khi bị thiếu nước làm giảm áp lực máu, thân nhiệt tăng.
Mang thai
Mẹ bầu trong 6 tháng đầu của thai kỳ có thể gặp phải tình trạng xây xẩm mặt mày do những thay đổi sự tuần hoàn trong cơ thể để đáp ứng với sự phát triển của thai nhi, gây tụt huyết áp. Tình trạng này sẽ thuyên giảm khi mẹ bầu mang thai ở cuối thai kỳ hoặc sau khi sinh.
Thiếu máu não
Thiếu máu não cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xây xẩm mặt mày. Thiếu máu não khiến lượng máu cần thiết truyền tới não bị suy giảm khiến não không đủ oxy cùng các chất dinh dưỡng để thực hiện các chức năng. Điều này dẫn đến bạn bị chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm mặt mày, không tập trung và có thể bị rối loạn cảm xúc.
Ngoài những lý do nêu trên, xây xẩm mặt mày cũng có thể xảy ra do bạn bị rối loạn tiền đình, thoái hóa đốt sống cổ, có vấn đề về hô hấp, tác dụng phụ của thuốc bạn sử dụng hoặc xây xẩm mặt mày là hệ quả của bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Xây xẩm mặt mày có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ cao bị xây xẩm mặt mày?
Tình trạng xây xẩm mặt mày có thể khiến bạn gặp phải các tình huống như vấp ngã trong sinh hoạt hằng ngày, tai nạn lao động hoặc tai nạn trong khi tham gia giao thông. Ngoài ra, xây xẩm mặt mày xuất phát từ bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải trường hợp bị xây xẩm mặt mày, tuy nhiên những đối tượng sau đây có nguy cơ bị xây xẩm mặt mày cao hơn người khác như:
Trong trường hợp đột ngột bị xây xẩm mặt mày có thể khiến chúng ta té ngã hoặc gặp các tình huống nguy hiểm, vì vậy ngay khi có dấu hiệu cảm thấy choáng, hoa mắt, loạng choạng thì người bệnh cần dừng lại mọi hoạt động, tìm một nơi thoáng mát để ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, người bệnh cần hít thở sâu để cung cấp oxy lên não. Uống nhiều nước và ăn thức ăn nhẹ để làm giảm triệu chứng. Trong trường hợp nếu tình trạng xây xẩm mặt mày kéo dài hoặc kèm theo biểu hiện đau đầu dữ dội thì người bệnh cần báo cho người thân trong gia đình đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Để cải thiện tình trạng xây xẩm mặt mày, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp xây xẩm mặt mày do bệnh lý, bạn nên tuân thủ phương pháp điều trị bệnh của bác sĩ để cải thiện tình trạng xây xẩm mặt mày.
Cách chăm sóc và phòng tránh xây xẩm mặt mày
Xây xẩm mặt mày có thể khiến bạn bị ảnh hưởng đến cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn cần lưu ý trong cách chăm sóc người bị xây xẩm mặt mày như:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh. Người bị xây xẩm mặt mày cần được bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 và vitamin C như dâu tây, bưởi, bông cải xanh, thịt gà, các loại đậu,... Ngoài ra, nếu xây xẩm mặt mày do bệnh lý chẳng hạn như bệnh tăng huyết áp thì người bệnh cần tránh ăn nhiều muối để bệnh không tiến triển xấu hơn.
Hạn chế cho người bệnh thay đổi tư thế đột ngột. Khi người bệnh đang nằm mà muốn ngồi dậy thì hãy xoay người ra ngoài, dùng tay chống vào giường rồi từ từ ngồi dậy. Tương tự đối với khi người bệnh chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, bạn cũng nên cho người bệnh tìm điểm bám và từ từ đứng lên.
Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng. Bạn nên sắp xếp nhà cửa gọn gàng vì người bệnh dễ mất thăng bằng và vấp ngã nếu nhà cửa có nhiều điểm trơn trượt hoặc đồ vật nhọn sẽ khiến nguy hiểm cho người bệnh.
Cho người bệnh uống đủ nước, ngủ đúng giờ.
Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
Xây dựng thời gian biểu hợp lý, điều chỉnh cường độ làm việc và thời gian nghỉ ngơi để phòng ngừa bệnh tim mạch.
Trên thực tế, xây xẩm mặt mày là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh thiếu máu não vì vậy việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải thích vì sao bạn bị xây xẩm mặt mày và cách xử lý khi bị xây xẩm mặt mày. Hy vọng thông tin trong bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng xây xẩm mặt mày của bản thân. Hãy thường xuyên theo dõi và thăm khám sức khỏe định kỳ nếu xuất hiện tình trạng xây xẩm mặt mày để kịp thời điều trị bệnh bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.