Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chủ nghĩa khắc kỷ - một triết lý tưởng như cổ xưa nhưng hóa ra vẫn tồn tại âm thầm trong đời sống hiện đại. Đặc biệt khi trải qua đại dịch Covid-19, rất nhiều người đã nương theo trường phái tư tưởng này để thay đổi bản thân và kiên cường vượt qua nghịch cảnh.
Từ bỏ lòng tham, nhìn sâu vào chính mình và tự tạo ra hạnh phúc cho bản thân mà không lệ thuộc hay kỳ vọng vào các yếu tố ngoại cảnh, đó là cách mà người đi theo chủ nghĩa khắc kỷ đang tu tập, rèn luyện mỗi ngày. Vậy bạn biết gì về trường phái tư tưởng này?
Chủ nghĩa khắc kỷ được hiểu đơn giản là một quan điểm sống mà ở đó con người sẽ hướng vào bên trong mình thay vì tập trung vào các yếu tố bên ngoài. Cụ thể, trường phái phân chia sự vật, sự việc trong cuộc sống làm 3 nhóm chính:
Quan điểm của những người khắc kỷ là xem nhẹ nhóm 1, tập trung sự chú ý đến nhóm 2 và đưa ra kế hoạch cụ thể cho nhóm 3. Chính nhờ phương châm sống vô cùng đặc biệt này mà họ luôn biết mình muốn gì, mình cần gì, tập trung rèn luyện những đức tính quý để đương đầu với khó khăn. Đặc biệt là dù chuyện gì xảy ra thì vẫn luôn tiếp nhận với tâm lý bình thản, kiên cường.
Triết lý khắc kỷ phát triển cực thịnh vào thời La Mã cổ đại, ngoài ra nó cũng là điểm sáng trong lịch sử - văn hóa Hi Lạp. Điều đáng nói là triết lý cao cả này có tính ứng dụng rất rộng rãi, không chỉ dành cho những nhà hiền triết, tầng lớp quý tộc, thượng lưu mà người dân thường cũng có thể thực hành thành thạo và tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong tâm lý cũng như lối sống.
Một số người nổi tiếng đi theo chủ nghĩa này bao gồm: Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, triết gia Epictetus, nhà viết kịch Lucius Annaeus Seneca,...
Thay vì tìm đến những điều xa vời, triết lý khắc kỷ có tính thực tế cao và hướng con người đến việc giải đáp câu hỏi: Làm cách nào để mỗi người có thể tìm ra và vạch rõ con đường dẫn đến hạnh phúc?
Những người khắc kỷ cho rằng hạnh phúc sinh ra từ sự trau dồi, rèn luyện tư duy, hình thành và củng cố các phẩm chất quý như lòng dũng cảm, kiên cường, tính chừng mực, công bằng, sự bao dung và nghĩa hiệp.
Khi tập trung cho những điều đặc biệt này, đạo đức, nhân cách sẽ được hình thành rõ nét và không chỉ vậy, người thực hành khắc kỷ còn khám phá ra mục đích tồn tại của bản thân. Đây chính là kim chỉ nam giúp họ dễ dàng vượt qua những trắc trở, thăng trầm trong cuộc sống.
Bản chất của triết lý khắc kỷ là giúp con người nhận ra hạnh phúc thực sự chỉ có thể được tìm thấy từ bên trong mỗi chúng ta. Nhờ vậy mà người khắc kỷ luôn có được cảm giác bình yên trong tâm hồn, không bị xao động, căng thẳng thần kinh trước những biến động bên ngoài, kể cả khi nó xảy ra theo chiều hướng tiêu cực.
Cụ thể, những người đi theo triết lý khắc kỷ sẽ tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản để tu tập bản thân, đó là:
Trước đây, chủ nghĩa khắc kỷ chỉ phát triển âm thầm trong cộng đồng. Tuy nhiên khi đại dịch Covid-19 xảy đến và kéo theo hàng loạt những vấn nạn: Giảm thu nhập, suy yếu sức khỏe, mất mát người thân, mất việc, phá sản,... thì trường phái tư tưởng này mới thực sự trỗi dậy.
Khi con người phải chịu tổn thương về cả vật chất lẫn tinh thần thì cũng là lúc họ thay đổi quan điểm sống cá nhân. Đó là thay vì đau khổ, than trách, đổ lỗi cho nghịch cảnh là giữ thái độ bình tĩnh trước mọi tình huống, chấp nhận và kiên cường chống chọi với những sóng gió. Chính nhờ nương theo điều này mà nhiều người đã chiến thắng dịch bệnh và nhận ra bản ngã của chính mình.
Trong một diễn biến khác, sự phát triển hưng thịnh của triết lý khắc kỷ còn nằm ở chỗ chúng giúp con người vạch rõ ranh giới giữa những điều có thể và không thể kiểm soát.
Rất nhiều người trong số chúng ta tự dày vò bản thân vì cho rằng vấn đề tiêu cực nào đó có thể không xảy ra nếu như họ hành động cẩn trọng hơn. Thế nhưng dưới góc nhìn khách quan của triết lý khắc kỷ, người trong cuộc sẽ nhận ra đó vốn là lẽ thường tình, là điều mà con người không thể làm chủ hay điều hướng. Nhờ vậy mà họ có thể giải phóng chính mình khỏi những cay đắng, hoảng sợ và bất lực, chứng rối loạn lo âu cũng vì thế mà dần được cải thiện.
Chưa hết, trường phái tư tưởng này còn khích lệ mỗi người phát huy sức mạnh cá nhân, củng cố niềm tin, dần hoàn thiện mình để trở thành một phiên bản mới tốt đẹp hơn. Chính vì những điều tích cực trên mà chủ nghĩa khắc kỷ đang ngày càng phổ biến hơn, trở thành triết lý “quốc dân” làm thay đổi hệ tư tưởng và lối sống của nhiều người.
Để thực hành triết lý khắc kỷ, bạn hãy nương theo hướng dẫn sau:
Thứ nhất là vạch rõ quyền kiểm soát đối với mọi sự vật, sự việc. Điều gì nằm trong tầm với và điều gì vượt quá khả năng kiểm soát. Từ đó tập trung năng lượng để giải quyết vấn đề mà bạn có thể thay đổi đồng thời học cách chấp nhận những điều vốn được xem là tất lẽ dĩ ngẫu, không thể điều hướng theo ý muốn bản thân.
Thứ hai là thực hành chánh niệm. Triết lý khắc kỷ “gieo mầm” trong nhận thức của mỗi người, sau đó mới vươn tầm ảnh hưởng và tạo ra sự thay đổi trong cảm xúc, tâm lý và hành động của mỗi người. Vậy nên để thực hành chủ nghĩa này, bạn cần học cách nhận biết và phản ứng lại các mong muốn, niềm tin và nỗi sợ hãi phi lý của bản thân.
Theo đó, người khắc kỷ sẽ tự tu tập bằng cách sử dụng các chánh niệm, cụ thể như sau:
Chủ nghĩa khắc kỷ nghe tên thì có vẻ trừu tượng, xa vời nhưng về bản chất, trường phái tư tưởng này có tính thực tế cao và đem đến nhiều giá trị tích cực cho người thực hành chúng. Và nếu bạn cũng tâm đắc với triết lý này thì hãy bắt đầu xem sao nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.