Bệnh chín mé là bệnh lý khiến đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân có dấu hiệu nhiễm trùng da, có thể kèm theo mủ hoặc áp xe vùng nhiễm bệnh. Có rất nhiều cách điều trị chín mé, trong đó, chữa chín mé bằng hành khô được nhiều người tò mò, tìm hiểu.
Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng chín mé gây cảm giác đau nhức khó chịu ở đầu ngón tay, ngón chân, cản trở sinh hoạt, hoạt động hàng ngày của người bệnh. Chữa chín mé bằng hành khô liệu có hiệu quả?
Thế nào là bệnh chín mé?
Trước khi khám phá phương pháp chữa chín mé bằng hành khô, bạn đọc cũng nên nắm bắt những thông tin quan trọng về bệnh chín mé. Theo tài liệu y khoa, chín mé là bệnh lý nhiễm trùng ở phần đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân của người bệnh. Đối tượng của bệnh lý này là hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là người có thói quen cắn móng tay.
Tác nhân gây bệnh chín mé là do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở hoặc vết trầy xước ở đầu ngón tay, ngón chân. Khi thành công xâm nhập vào dưới da, những vi khuẩn này phát triển nhanh chóng tạo thành ổ viêm quanh móng dẫn đến triệu chứng mưng mủ, sưng đau khó chịu.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, bệnh chín mé tuy không nguy hiểm nhưng bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, không chữa trị tốt có thể gây nguy cơ biến chứng thành viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm xương, nhiễm khuẩn huyết,.... do vi khuẩn xâm nhập sâu vào cơ thể. Diễn biến nặng nhất của bệnh thậm chí còn gây tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh chín mé được xác định chủ yếu do điều kiện, thói quen vệ sinh ngón tay, ngón chân và móng tay, móng chân kém khiến vi khuẩn bị tích tụ lâu ngày. Người có nguy cơ cao mắc bệnh là những đối tượng gồm:
Người thường xuyên cắn móng tay, móng chân.
Người mang giày cao gót thời gian dài hoặc giày bít mũi.
Những người thường xuyên chơi các môn thể thao đòi hỏi chạy, cầm nắm nhiều, tác động đến móng tay, móng chân,...
Người thường xuyên làm móng, sơn móng tay, móng chân.
Triệu chứng của bệnh chín mé được chia là 3 giai đoạn cụ thể với những biểu hiện khác nhau. Khi đang trong giai đoạn 1, bệnh khiến đầu ngón tay, ngón chân người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu, có thể nổi mẩn đỏ như mề đay hoặc ngứa, sưng phòng.
Biểu hiện ở giai đoạn 2 có thể nhận thấy bằng mắt thường là tình trạng viêm nhiễm lây lan rộng hơn, triệu chứng sưng to hơn và có thể gây sốt nhẹ, căng tức, đau nhức chỗ bị sưng. Giai đoạn 3 là giai đoạn nặng nhất khi vùng bị chín mé bắt đầu xuất hiện mủ trắng hoặc vàng, tình trạng sưng ngày một nặng.
Hành khô chữa chín mé được không?
Khi nghe đến cách chữa chín mé bằng hành khô, nhiều người không khỏi thắc mắc, nghi ngờ liệu rằng loại nguyên liệu này có thực sự phát huy tốt hiệu quả đối với bệnh chín mé hay không.
Hành khô được biết đến là loại gia vị quen thuộc trong nhiều căn bếp của người Việt, có mặt trong mọi món ăn đem đến hương vị thơm ngon đặc trưng. Không những góp phần làm nên vị ngon món Việt, hành khô còn được xem là vị thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng viêm, chống khuẩn, giảm sưng tấy, ngứa ngáy,...
Hiệu quả chữa chín mé bằng hành khô được nhiều người sử dụng và công nhận. Nhờ hàm lượng tinh dầu cao cùng chất chống oxy hóa, hoạt chất kháng sinh tự nhiên và nhiều chất khoáng, hành khô hỗ trợ giảm sưng viêm, ngừa sẹo và thúc đẩy tế bào phục hồi, tái sinh mạnh mẽ.
Để đạt kết quả điều trị chín mé người bệnh nên lựa chọn sử dụng hành khô là loại hành trắng hoặc hành tím sẽ có nhiều tinh dầu, tăng tính hiệu quả của phương pháp này.
Cách chữa chín mé bằng hành khô đơn giản, hiệu quả nhanh
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh chín mé bạn nên thực hiện chữa chín mé bằng hành khô lúc này sẽ có hiệu quả cao hơn, vi khuẩn chưa phát triển thành ổ viêm nhiễm và bệnh đang ở giai đoạn mới chớm.
Cách dùng hành khô chữa chín mé thực tế rất đơn giản, không hề khó hay phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí đây còn là một trong những cách chữa chín mé có tác dụng tốt, thời gian điều trị ngắn, lành tính và an toàn đối với sức khỏe bệnh nhân.
Ngoài công dụng điều trị viêm nhiễm do bệnh chín mé, hành khô còn hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang những ngón tay, ngón chân khác gây bệnh. Vitamin và chất khoáng trong hành khô còn giảm thâm, giảm sẹo, tăng cường phục hồi tế bào da, làm lành vết thương nhanh chóng. Cách chữa chín mé bằng hành khô đơn giản như sau:
Hành khô bạn nên chọn những củ khô già, lớp vỏ bên ngoài còn khô nguyên, không bị ẩm, mốc, lên mầm.
Loại bỏ lớp vỏ ngoài của củ hành rồi đem luộc chín.
Giã nhuyễn hành khi còn đang nóng rồi dùng đắp lên chỗ bị chín mé.
Nên thực hiện cách nãy mỗi 4 - 5 tiếng/lần để nhanh khỏi hơn.
Phòng tránh chín mé tái phát nhiều lần
Tuy hành khô có công dụng hỗ trợ chữa bệnh chín mé nhưng đây là bệnh do vi khuẩn xâm nhập nên rất dễ tái đi tái lại nhiều lần khiến móng tay bị thương tổn vĩnh viễn, lở loét nghiêm trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa chín mé tái phát hiệu quả:
Không nên ngâm chân hoặc ngâm tay trong nước quá lâu.
Chú ý vệ sinh tay chân sạch sẽ, đặc biệt là các đầu ngón tay, ngón chân và các kẽ ngón tay, ngón chân bằng dung dịch làm sạch chuyên dụng.
Thường xuyên cắt móng tay, móng chân để hạn chế vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.
Cẩn trọng không nên cắt móng tay, móng chân quá sát da làm da trầy xước, tạo cơ hội để vi khuẩn gây bệnh chín mé xâm nhập.
Không đi chân trần ở những nơi ẩm ướt, nhiều đất cát.
Thăm khám bác sĩ và điều trị theo chỉ dẫn ngay khi bệnh có dấu hiệu đầu tiên sẽ giúp tỷ lệ điều trị thành công cao hơn, giảm khả năng tái nhiễm sau này.
Chữa chín mé bằng hành khô là cách làm dân gian có hiệu quả khá tốt nhưng người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ và người có chuyên môn về tính hiệu quả của các biện pháp dân gian trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.