Lá trầu không là vị thuốc nổi tiếng trong dân gian với nhiều tác dụng khác nhau. Đặc biệt là hiệu quả giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa vi khuẩn của loại lá này luôn được đánh giá cao.
Vì sao lá trầu không được sử dụng để trị nấm móng tay?
Theo ghi nhận trong 100g lá trầu không bao gồm các thành phần như sau:
- Cacbohidrat: 6.1g
- Canxi: 0.5g
- Protein: 3.1g
- Lipid: 0.8g
- Muối khoáng: 2.3g
- Chất xơ: 2.3g
- Sắt: 0.007g
- Vitamin A: 2.5mg
- Năng lượng: 44 kcal
- Nước: 85.6g
Ngoài ra, lá trầu không còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, axit ascorbic, caroten, tinh dầu,... Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn và nấm.
Nhờ đặc tính này mà lá trầu không từ lâu trong dân gian đã được dùng để trị nấm móng tay, đặc biệt là với các trường hợp nhẹ, cho hiệu quả điều trị rất tốt.
Lá trầu không còn chứa nhiều hợp chất cần thiết để trị nấm móng tay
Chữa nấm móng tay bằng lá trầu không
Lá trầu không được xem là là vị thuốc dễ tìm và góp mặt trong nhiều bài thuốc dân gian. Ngoài ức chế sự phát triển của nấm móng tay lá trầu không còn làm giảm đi mùi hôi cũng như mủ của móng bạn gây ra.
Cách thực hiện chữa nấm móng tay bằng lá trầu không khá đơn giản bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Lấy 10 lá trầu không sau đó rửa thật sạch với nước muối.
- Vò nát lá trầu ra rồi cho vào nồi nước nấu sôi sau đó bỏ thêm một ít muối để gia tăng khả năng kháng khuẩn.
- Đun sôi trong 10 phút sau đó để nguội.
- Ngâm phần móng tay bị nhiễm nấm vào dung dịch vừa thu được khoảng 15 phút rồi tiến hành lau lại thật sạch.
- Thực hiện thường xuyên 3 - 4 lần mỗi tuần để có thể đem lại hiệu quả tốt.
Tuy vậy, thì cách chữa nấm móng tay với lá trầu không cũng không mang lại hiệu quả cao với các tình trạng bệnh nặng.
Để việc trị bệnh có kết quả nhất với trường hợp nặng, tránh tình trạng nấm lây lan thì bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để được hỗ trợ phương pháp điều trị tốt hơn.
Chữa nấm móng tay bằng lá trầu không chỉ hiệu quả với trường hợp nhẹ
Một số cách chữa nấm móng dễ thực hiện tại nhà
Sử dụng muối biển
Với tác dụng sát khuẩn cao của muối biển, đây được xem là một vị cứu tinh cho người mắc bị căn bệnh nấm móng tay và nhiều bệnh da liễu khác. Bạn có thể thực hiện cách chữa nấm móng dân gian này với các bước sau:
- Đầu tiên bạn cần làm ướt móng tay bị nấm.
- Lấy một lượng muối biến vừa đủ chà xát nhẹ nhàng trực tiếp lên trên móng, sau đó giữ cố định bằng băng gạc trong 30 phút - 1 tiếng.
- Sau khi tháo băng gạc tiến hành lau sạch phần muối thừa bằng vải sạch.
- Chú ý không rửa lại bằng nước.
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
Giấm táo cũng là nguyên liệu giúp chữa nấm móng tay được đánh giá cao
Sử dụng giấm táo
Giấm táo cũng là nguyên liệu dùng trong các cách chữa nấm móng tay hiệu quả, chứa nhiều chất chống oxy hóa, protein cùng các loại vitamin kháng khuẩn hỗ trợ tiêu diệt vi nấm. Để trị nấm móng tay với giấm táo bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Lấy một ít muối cùng một ít giấm táo pha vào nước sau đó đun sôi 2 - 3 phút.
- Sau đó chờ cho nước ấm thì ngâm phần móng tay bị nấm vào trong dung dịch khoảng 10 - 15 phút.
- Nên duy trì thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Sử dụng cây lược vàng
Cây lược vàng được đánh giá cao trong việc tiêu diệt nấm, hạn chế viêm nhiễm, đặc biệt các thành phần có trong lá cây lược vàng có thể giúp làm liền vết thương nhanh hơn. Bạn có thể dùng cây lược vàng để trị nấm móng tay theo cách sau:
- Lá lược vàng sau khi rửa sạch thì đem giã nhuyễn với 1 chút muối.
- Đắp hỗn hợp vừa thu được lên vùng bị nấm móng tay khoảng 1 giờ.
- Sau đó rửa sạch lại với nước.
Thực hiện 2 lần mỗi ngày khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy các triệu chứng đã giảm rõ rệt.
Cây lược vàng cũng là nguyên liệu trị nấm móng tay khá hiệu quả
Bệnh nấm móng tay gây ra tác hại gì?
Khi bị nhiễm bệnh nấm móng tay, chân người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức khi bị nấm gặm nhấm gây ra.
- Nếu chuyển biến sang giai đoạn nặng, nấm móng sẽ phá hủy và gây ra tình trạng rụng móng, nhiễm trùng lây lan khắp tay chân. Người bệnh lúc này rất dễ bị suy giảm hệ miễn dịch, sức khỏe yếu.
- Khi vùng móng tay bị ăn mòn sâu vào thịt sẽ gây ra mùi hôi và xuất hiện tình trạng mưng, tụ mủ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ khiến người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp. Nếu không can thiệp chữa trị đây còn là môi trường thuận lợi giúp nấm sinh sôi, phát triển.
- Móng là nơi che chắn, có nhiệm vụ bảo vệ mạng lưới các dây thần kinh dưới các đầu ngón tay. Các dây thần kinh này giúp tăng độ nhạy cảm của xúc giác ở ngón tay.
- Nếu bệnh nấm móng tay nặng sẽ khiến móng dần biến dạng, làm mất chức năng bảo vệ, gây nhiễm trùng sâu và ảnh hưởng đến xúc giác ở tay.
- Bệnh nấm móng có tính lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua việc cầm nắm, tiếp xúc với người bệnh. Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý để tránh bệnh lây cho người khác.
Bệnh nấm móng tay gây ra nhiều tác hại với sức khỏe
Cách phòng ngừa bệnh nấm móng
Để phòng ngừa bệnh móng tay, chân được hiệu quả bạn nên tập cho mình những thói quen sau đây:
- Rửa tay và chân thường xuyên mỗi ngày. Rửa tay ngay sau khi lỡ chạm vào móng của người bị nhiễm trùng. Giữ ẩm cho móng sau khi rửa.
- Cắt móng tay thẳng chú ý làm phẳng các cạnh bằng dũa. Khử trùng dụng cụ cắt móng tay sau mỗi khi sử dụng.
- Mang vớ có tính thấm mồ hôi và thay vớ thường xuyên mỗi ngày.
- Chọn giày được làm bằng vật liệu thông thoáng.
- Không sử dụng giày cũ hoặc nên dùng chất khử trùng hoặc bột chống nấm cho giày.
- Chọn một tiệm làm móng đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế sử dụng sơn móng tay, móng tay nhân tạo.
Chữa nấm móng tay bằng lá trầu thật sự mang lại hiệu quả với các trường hợp nhẹ. Nếu bệnh chuyển biến nặng bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay để có phác đồ điều trị đúng đắn. Tốt nhất nên tập thói quen vệ sinh tay, chân mỗi ngày để phòng tránh bệnh nấm móng. Các dấu hiệu lạ xuất hiện trên các bộ phận cơ thể, tay chân như móng chân bị gợn sóng nên được quan tâm và chữa trị sớm để tránh xảy ra các tình trạng không mong muốn.
Minh QA
Nguồn tham khảo: vinmec.com