Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Móng chân bị gợn sóng có phải là dấu hiệu nguy hiểm không?

Ngày 27/01/2023
Kích thước chữ

Thực tế bất cứ dấu hiệu nào bất thường trên cơ thể, ngay cả móng chân cũng tín hiệu cho biết sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Nếu bạn bỗng thấy móng chân bị gợn sóng hay dày lên hoặc thô ráp rất có thể móng chân của bạn đã bị nấm, vi khuẩn xâm nhập. Vậy móng chân xuất hiện gợn sóng có phải là dấu hiệu nguy hiểm hay không?

Móng chân là bộ phận bảo vệ đầu ngón chân được hình thành bởi chất sừng hóa và khá cứng. Nhiều người vẫn cho rằng móng chân không dễ bị tổn hại và không có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và vệ sinh đúng đắn.

Nguyên nhân khiến móng chân bị gợn sóng

Nguyên nhân khiến móng chân bị gợn sóng là điều mà nhiều người quan tâm tìm hiểu. Qua ghi nhận của các chuyên gia, hiện tượng này thường xuất hiện ở những người mắc một số bệnh sau:

Nhiễm nấm móng Candida 

Nấm móng Candida là nguyên nhân phổ biến khiến cho móng chân bỗng dày lên bất thường. Ngoài ra loại nấm này còn khiến móng chân xù xì, biến dạng, xuất hiện các vết gợn sóng. Ngoài ra nhiễm nấm móng Candida còn được biểu hiện qua một số triệu chứng như:

  • Móng chân dày lên màu nâu đen hoặc màu hơi vàng.
  • Móng chân dễ mủn và dễ gãy hơn bình thường.
  • Bên dưới móng chân có thể bị tổn thương và móng bị bong, tróc.
  • Thời gian đầu, chỉ bị 1 hoặc 2 móng chân, nếu không điều trị sớm sẽ dần lan ra nhiều ngón chân hơn.

Móng chân bị gợn sóng có phải là dấu hiệu nguy hiểm

Nhiễm nấm móng Candida là nguyên nhân hàng đầu khiến móng chân bị gợn sóng

Để điều trị nấm móng Candida được hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Cải thiện môi trường sinh sống và làm việc. 
  • Vệ sinh các ngón chân đúng cách nếu tiếp xúc với nước, hay hóa chất. 
  • Dùng thuốc điều trị nấm theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua để sử dụng. 

Nhiễm các loại nấm sợi

Biểu hiện của loại nấm sợi này là gây ra tổn thương ở bờ tự do của móng hoặc cạnh móng chân và tay. Ghi nhận từ các nghiên cứu cho thấy thường do chủng nấm Trichophyton rubrum gây nên. Những triệu chứng xuất hiện bao gồm:

  • Móng tay, móng chân dày lên và rất dễ gãy.
  • Nấm sẽ bắt đầu ăn dần từ bờ tự do vào trong, sau đó ăn hết toàn bộ móng nếu không can thiệp điều trị.
  • Gây ra bệnh nấm da ở vùng lân cận hoặc các vùng da khác trên cơ thể.
  • Sau khi điều trị khỏi, móng chân sẽ dần mọc ra bình thường.

Để điều trị móng chân bị nhiễm các loại nấm sợi cần chú ý:

  • Cải thiện môi trường sinh hoạt và làm việc xung quanh.
  • Vệ sinh ngón chân và ngón tay đúng cách thường xuyên.
  • Dùng thuốc điều trị nấm theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

Móng chân bị gợn sóng có phải là dấu hiệu nguy hiểm

Nhiễm các loại nấm sợi cũng là nguyên nhân khiến móng chân gợn sóng

Viêm móng và viêm quanh móng chân

Viêm móng và viêm quanh móng chân có liên quan khá mật thiết với bệnh viêm da dị ứng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với hóa chất. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn khi người mắc phải bị bội nhiễm. Ngoài tình trạng móng chân dày lên, thì người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng:

  • Vùng da ở quanh móng chân bị đau, đỏ và có thể xuất hiện cả mủ.
  • Móng chân lâu ngày bị teo, đổi màu vàng, xanh và đen.
  • Mặt móng bị gợn sóng, sần sùi.
  • Móng chân có thể bị tách ra khỏi phần nền móng bên dưới.
  • Trường hợp nặng, có thể xuất hiện tình trạng áp xe nền móng.

Để điều trị Viêm móng và viêm quanh móng chân, người bệnh cần tránh tiếp xúc với nước, hóa chất, tránh sơn móng chân. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị viêm da dị ứng và loại bỏ nấm.

Bệnh móng chân bị tách

Bệnh móng chân bị tách có thể là biểu hiện của bệnh vẩy nến, tiếp xúc với hóa chất hoặc chấn thương, nhiễm nấm móng tay, dùng thuốc. Dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh mà sẽ có các phương án điều trị khác nhau.

  • Nếu mắc vảy nến, nhiễm khuẩn, do nấm làm móng bị tách ra thì cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
  • Nếu do chấn thương hoặc tiếp xúc với hóa chất. Cần thay đổi môi trường sinh hoạt làm việc và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị bệnh móng tách tốn khá nhiều thời gian và cần được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra thường xuyên.

Móng chân bị gợn sóng có phải là dấu hiệu nguy hiểm

Móng chân gợn sóng là dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe

Ngoài ra móng chân bị gợn sóng, sần sùi và dần dày lên bất thường còn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Rất có thể bạn có thể đang mắc một số bệnh như: Bệnh thận, bệnh về tuyến giáp, bệnh tiểu đường, bệnh giang mai.

Màu sắc móng chân cho biết điều gì?

  • Móng chân hay móng tay có màu vàng: Có thể đang bị nhiễm nấm, hoặc một số bệnh đường hô hấp.
  • Móng chân, móng tay có màu tím hoặc xanh: Cơ thể bạn có dấu hiệu đang thiếu oxy
  • Móng chân, móng tay có màu xám: Cơ thể bạn đang phản ứng lại với một số loại thuốc.
  • Móng chân, móng tay có màu nâu: Có thể đang mắc một số bệnh về tuyến giáp, hoặc bị suy dinh dưỡng.
  • Móng tay, móng chân nửa trắng, nửa nâu: Dấu hiệu đang bị suy giảm hệ miễn dịch, suy thận, tình trạng này cũng xuất hiện sau khi bạn hóa trị ung thư.
  • Móng tay màu trắng: Dấu hiệu của sự lão hóa hoặc mắc các bệnh nấm móng, hoặc đang bị suy thận, suy gan, suy tim, tiểu đường,...

Móng chân bị gợn sóng có phải là dấu hiệu nguy hiểm

Cần chú ý chăm sóc móng đúng cách mỗi ngày để tránh nhiễm nấm

Cách chăm sóc móng chân để tránh bị hư tổn

  • Giữ móng chân khô ráo, bạn nên rửa sạch chân và lau khô bằng khăn vải sạch sau khi tiếp xúc với hóa chất hoặc nước bẩn.
  • Làm sạch da thừa quanh móng chân thường xuyên, nên làm mềm da trước khi cắt, tránh làm tổn thương da, chảy máu trong quá trình cắt.
  • Dùng dũa để định dạng móng chân tránh để móng sắc nhọn sẽ gây tổn thương da xung quanh và dễ gãy.
  • Không đổi sơn móng quá thường xuyên vì sẽ làm móng dễ bị vàng ố và yếu đi khi tiếp xúc với nhiều hóa chất khác nhau.
  • Có thể ngâm móng chân trong hỗn hợp muối, nước cốt chanh 2 lần/tuần để dưỡng móng thường xuyên.
  • Nên thoa kem dưỡng móng phủ lên móng và xung quanh móng mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Uống đủ nước và bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho móng.

Móng chân bị gợn sóng là một trong những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn không nên chủ quan nếu chẳng may gặp phải tình trạng này. Để đảm bảo sức khỏe hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Từ đó xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp can thiệp điều trị. Nếu móng tay của bạn gặp phải tình trạng nấm, bạn có thể tham khảo ngay cách chữa nấm móng tay bằng lá trầu không hiệu quả.

Minh QA

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm