Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại Học viện Y khoa Stanford, phương pháp chụp CT gây tổn hại đáng kể cho tế bào dù chưa chứng minh được mức độ tổn hại như vậy có khả năng gây ung thư hoặc gây bệnh khác hay không.
Chụp CT hay gọi là chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật được áp dụng để phát hiện các dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể, giúp kiểm tra xem phương pháp điều trị có hiệu quả với người bệnh hay không hoặc lên kế hoạch phẫu thuật. Do kỹ thuật này cần sử dụng tia bức xạ gọi là tia X để ghi lại hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể nên nhiều người thắc mắc chụp CT có gây ung thư không?
Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được dùng để phát hiện ung thư và tìm ra vị trí của ung thư, vị trí ung thư có thể lan rộng và sự ảnh hưởng của khối u đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong và sau khi điều trị ung thư, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bạn chụp CT để tìm hiểu xem phương pháp điều trị có hiệu quả hay không, có dấu hiệu nào cho thấy ung thư tái phát hay không.
Vì việc quét CT với một lượng phóng xạ nhất định lặp đi lặp lại nên nhiều bệnh nhân tỏ ra lo lắng về sự an toàn của thủ thuật này và tự hỏi liệu chụp CT có hại không và chụp CT có gây ung thư không.
Bất cứ phương pháp hay kỹ thuật nào đều có những lợi ích nhất định nhưng cũng tồn tại rủi ro, chụp CT cũng không ngoại lệ. Lượng phóng xạ được chiếu từ thủ thuật chụp CT luôn ở mức tối thiểu. Tuy nhiên bác sĩ sẽ giải thích cho bạn biết rõ về các nguy cơ cũng như rủi ro có thể gặp vì không phải lúc nào việc điều trị cũng diễn ra thuận lợi.
Tuy chụp CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn tương đối và nguy cơ rủi ro thấp nhưng không phải là kỹ thuật an toàn tuyệt đối, nên chỉ có thể thực hiện khi bác sĩ chuyên môn chỉ định.
Nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, bạn cần biện pháp hỗ trợ nếu bắt buộc phải chụp CT hoặc bác sĩ sẽ thay thế bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác.
Nhiều người lo lắng chụp CT có gây ung thư không? Thực tế, kỹ thuật này có nguy cơ gây ung thư rất nhỏ. Do trẻ em là đối tượng đặc biệt, bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng tia bức xạ phù hợp để đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ.
Dù rất hiếm nhưng nhiễm độc gây suy thận có thể xảy ra trong quá trình chụp CT do ảnh hưởng từ thuốc cản quang. Tuy nhiên chỉ những người có sẵn bệnh lý nền như bị mất nước, tiểu đường, suy giảm chức năng thận… mới có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi rủi ro này. Do đó, trước mỗi quy trình chụp CT, bác sĩ sẽ hỏi qua về thể trạng sức khỏe của người bệnh để phòng ngừa mọi rủi ro ngoài ý muốn. Ngoài ra, người bệnh có thể uống nhiều nước trong vòng 24 giờ kể từ lúc chụp để hỗ trợ đào thải thuốc cản quang.
Thuốc cản quang có tác dụng làm rõ hình ảnh và kết quả thu nhận được. Phản ứng thuốc cản quang cũng thường xảy ra trong kỹ thuật chụp CT. Thuốc cản quang có thể gây ra một vài tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi mề đay, gây nóng toàn cơ thể… Trường hợp nặng có thể bị dị ứng nghiêm trọng, kèm theo triệu chứng khó thở. Nhưng bạn lưu ý rằng nếu người bệnh đã thông qua khám sàng lọc kỹ lưỡng thì tỷ lệ phản ứng thuốc cản quang không nhiều. Trường hợp bạn còn lo lắng về điều này, hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ để dùng thuốc làm giảm các triệu chứng của tác dụng phụ.
Phóng xạ được biết đến như một nguyên nhân có thể gây ung thư. Khi thực hiện chụp CT, các nguy cơ do các tia X gây ra sẽ phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác và bộ phận cơ thể được quét. Tuy nhiên, nguy cơ mắc ung thư từ chụp CT là rất thấp. Khả năng mắc ung thư từ các lần chụp CT vào khoảng 1/2000. Người bệnh cũng chỉ tiếp xúc với một lượng rất nhỏ tia X được phát ra khi chụp CT.
Một số cơ quan trong cơ thể nhạy cảm hơn với bức xạ với xu hướng bị tổn thương nhiều hơn ở các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các bộ phận nhạy cảm với tia X hơn như ngực, phổi, tuyến giáp và tủy xương so với các bộ phận cơ thể khác ít nhạy cảm hơn như não.
Phụ nữ có khả năng mắc ung thư cao hơn so với nam giới. Trẻ em cũng có nguy cơ cao hơn người lớn vì chúng đang trong quá trình phát triển và tế bào phân chia nhanh hơn.
Do đó, nếu bạn cần phải chụp nhiều lần, bác sĩ sẽ sử dụng liều phóng xạ nhỏ nhất có thể để thực hiện chụp CT. Tại một vài cơ sở y tế, kỹ thuật viên có thể che chắn các bộ phận trên cơ thể để chặn các tia X.
Có hai đối tượng sau được khuyến cáo nên cân nhắc khi sử dụng phương pháp chụp CT:
Trường hợp chụp CT có tiêm thuốc cản quang, các đối tượng sau nằm trong nhóm chống chỉ định gồm bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang, người bị mất nước nặng, phụ nữ đang mang thai, có bệnh nền mạn tính (đái tháo đường, hen suyễn, cường giáp basedow…), bệnh nhân suy gan, suy thận, suy tim hoặc những người có cơ địa dị ứng…
Để đảm bảo an toàn, trước khi bắt đầu chụp CT, bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh lý và các loại thuốc đang sử dụng.
Tuy nguy cơ bị ung thư từ việc chụp CT rất thấp nhưng cũng cần theo dõi và phòng ngừa. Bạn nên giữ lại kết quả các lần chụp CT để kiểm tra xem đã nhận bao nhiêu lượng bức xạ đồng thời tránh việc bạn lặp lại xét nghiệm đã thực hiện. Nếu bạn vẫn còn lo lắng về bức xạ khi chụp CT, hãy thảo luận với bác sĩ để chọn phương pháp xét nghiệm khác phù hợp với bạn.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.