Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bề mặt da bị tổn thương do tiếp xúc nhiệt độ nóng lạnh quá mức bất thường sẽ gây ra hiện tượng bỏng. Cấp độ bỏng được chia thành nhiều mức dựa trên tình trạng tổn thương của da. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu các cấp độ bỏng chính cùng những nguy hiểm khó lường mà không phải ai cũng nắm được.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khó ai có thể tránh tuyệt đối mình sẽ không bị bỏng. Tuy nhiên, phần nhiều những trường hợp bỏng đều có thể nhanh chóng phục hồi và cũng không gây ảnh hưởng quá lớn đối với sức khỏe. Ngược lại, tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng bỏng nặng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương, biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Các cấp độ bỏng khác nhau sẽ gây ra các tổn thương trên da khác, đồng thời có cách điều trị riêng biệt để tránh nhiễm trùng da.
Bỏng da được chia làm ba cấp độ bỏng chính dựa trên sự thương tổn của da, bao gồm:
Phần lớn trường hợp bỏng sẽ tập trung ở ba cấp độ bỏng nói trên. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt nặng, bên cạnh việc xuất hiện toàn bộ triệu chứng như ở độ bỏng 3 còn có tình trạng lan ra ngoài bề mặt da thành xương và gân.
Dưới đây là tình trạng cụ thể ở mỗi cấp độ bỏng:
Đây là cấp độ bỏng nhẹ nhất, chỉ ảnh hưởng lớp biểu bì da ngoài cùng. Ở mức độ bỏng này, bạn chỉ bị tổn thương khu trú trên lớp da đầu tiên (tương tự như bạn bị bỏng nắng thông thường). Các triệu chứng phổ biến sẽ là vùng da bị ảnh hưởng tấy đỏ, sưng và đau nhẹ. Khi vết bỏng lành, vùng da bị bỏng trước đó sẽ khô và bong tróc da.
Với bỏng cấp độ 1, bạn có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Cách sơ cứu bỏng độ 1 cũng khá đơn giản, chỉ cần từ 2 - 3 ngày là có thể phục hồi lại tình trạng da ban đầu.
Với vết bỏng độ 2 thì cả lớp da thứ nhất và thứ hai đều bị tổn thương. Triệu chứng của cấp độ bỏng 2 là tương tự độ 1 nhưng bạn sẽ cảm giác đau dữ dội hơn, nhiều trường hợp sẽ xuất hiện nổi mụn nước trên bề mặt da.
Mức độ bỏng này bạn phải cần đến ba tuần mới có thể phục hồi.
Đây là loại bỏng nguy hiểm nhất, cũng như gây tổn thương tất cả các lớp, từ da đến cơ/xương. Thường là do một người tiếp xúc trực tiếp với vật nóng, ngọn lửa và bỏng nước sẽ gây ra những vết bỏng này. Diện tích bỏng càng rộng, tỷ lệ tử vong càng cao. Bỏng trên 15% ở người lớn, 8% ở trẻ em sẽ được xếp vào loại bỏng nghiêm trọng.
Các triệu chứng phổ biến của bỏng độ 3 bao gồm:
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết bỏng mà quá trình hồi phục sau bỏng cấp độ 3 có thể kéo dài từ vài tuần, thậm chí vài năm. Tuy nhiên, khi bị bỏng cấp độ 3, bệnh nhân tốt nhất nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, hạn chế tối đa những di chứng sau bỏng có thể xảy ra.
Dù bị cấp độ bỏng nào thì bệnh nhân cũng có cảm giác đau rát. Do đó, nếu biết cách làm giảm đau rát sẽ giúp bạn vượt qua sự cố một cách nhẹ nhàng hơn.
Trường hợp vùng da bỏng cấp độ 2 có xuất hiện các vết phồng rộp và bao phủ một vùng đáng kể trên da, bệnh nhân cần phải điều trị thêm ngoài sơ cứu cơ bản mới tránh nguy cơ để lại sẹo về sau.
Việc sơ cứu cơ bản cũng thực hiện theo các bước nêu trên. Tuy nhiên, khi có mụn nước, bệnh nhân càng phải chú ý việc quấn băng/gạc, đảm bảo miếng gạc lỏng lẻo hơn một chút để không làm mụn nước vỡ ra. Mụn nước nếu bị vỡ sẽ dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng, khiến bệnh nhân càng đau hơn và càng dễ để lại sẹo.
Mỗi ngày cần theo dõi, kiểm tra vết bỏng để kịp phát hiện nếu có dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn. Tuyệt đối tránh lột da từ vết bỏng để không gây nhiễm trùng, cũng như không gãi vết thương.
Trường hợp bỏng độ 2 ở mức độ nghiêm trọng có mụn nước và bị loét ra thì bệnh nhân phải xử trí như bỏng độ 3.
Bỏng độ 3 là bạn đã bị tổn thương khá nặng, do đó tốt nhất là tìm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt, nhất là khi bạn bị bỏng điện, bỏng hóa chất.
Trong thời gian vết bỏng đang phục hồi, nếu cần ra ngoài bạn phải chú ý che chắn cẩn thận, sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng để bảo vệ da.
Tuy nhiên, cách bảo vệ da tốt nhất vẫn là bạn phải thật cẩn thận trong khi làm việc, sinh hoạt, di chuyển cũng như tránh xa nơi có nguy cơ gây tai nạn bỏng. Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn càng cần lưu ý hơn, vì thường các trường hợp xảy ra bỏng xuất hiện ở nhà, trong sinh hoạt chung hàng ngày.
Mỗi người lớn chúng ta đều nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản về phòng tránh bỏng, hay sơ cứu khi gặp bất cứ cấp độ bỏng nào; bên cạnh đó luôn có kế hoạch sẵn sàng ứng phó khi xảy ra nguy cơ bị bỏng ngoài ý muốn.
Nam Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.