Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể tránh khỏi những tai nạn như bị bỏng nước hay bỏng bô xe máy,… Nếu như không được sơ cứu kịp thời thì vết thương sẽ trở nên nặng và nghiêm trọng hơn. Chính vì thế mỗi người nên học cách sơ cứu bỏng độ 1 để có thể kịp thời xử lý vết thương.
Bỏng là một tổn thương rất phổ biến khi mắc phải chỉ cần một sơ xuất nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây ra bỏng và tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bỏng đó và mức độ vết bỏng mà có các cách xử lý khác nhau. Vậy sơ cứu bỏng độ 1 có khó không, hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời nhé!
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra bỏng bao gồm bỏng nhiệt độ, bỏng hóa chất, bỏng điện.
Bỏng nhiệt độ gồm hai dạng chính đó là
Bỏng da do có một luồng điện dẫn truyền qua cơ thể và thường do bị sét đánh hoặc điện giật hoặc nguồn điện sinh hoạt, điện công nghiệp.
Độ sâu của vết bỏng được phân thành 3 mức độ. Cụ thể bao gồm:
Ở cấp độ 1, bị bỏng sẽ chỉ ở lớp da ngoài cùng các vết thương này bị đỏ ửng lên và có bị đau rát do đầu mút của dây thần kinh bị kích thích. Vết thương bỏng cấp độ này gây ra sẽ nhanh chóng khỏi, lành hẳn chỉ sau 3 ngày.
Phần da bị tổn thương là lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì. Bỏng cấp độ II sẽ hình thành các túi phỏng nước nhỏ li ti trên bề mặt da và khi chúng bị vỡ ra sẽ để lộ vết thương có da màu hồng và gây đau đớn, rát vùng da tổn thương cho nạn nhân. Nếu vết bỏng được điều trị đúng cách và giữ cho vết thương sạch sẽ không để bị nhiễm trùng thì vết thương có thể tự lành sau 1 - 4 tuần.
Vết bỏng khi tự lành lại sẽ không để lại sẹo hoặc có sẹo nhưng nhỏ không đáng kể. Khi vết bỏng đã lành, những tổ chức da xung quanh có thể vẫn bị đỏ trong một khoảng thời gian dài. Nếu bỏng cấp độ II bị nhiễm khuẩn thì sẽ làm cho lớp da dưới vùng tổn thương bị phá hủy và sẽ chuyển nặng hơn sang bỏng cấp độ III.
Toàn bộ các lớp da khi bạn bị bỏng cấp độ 3 sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, bao gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi đều bị ảnh hưởng. Vết bỏng ở cấp độ này sẽ có màu trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng nhưng cảm giác đau đớn không có, bên cạnh đó, các đầu mút dây thần kinh cũng sẽ bị phá hủy theo và có thể gây ung thư da. Trong trường hợp bị bỏng nặng thì sẽ dẫn đến toàn bộ các lớp da và lớp mỡ ở dưới da sẽ có nguy cơ cao bị phá hủy và lúc này phần cơ sẽ bị lộ ra bên ngoài. Bỏng cấp độ III rất dễ bị nhiễm khuẩn do không được điều trị, vệ sinh vết thương không được sạch sẽ, do đó phải mất một khoảng thời gian dài để cho vết thương hồi phục tuy nhiên vết bỏng ở cấp độ này có thể để lại sẹo rất cao
Độ sâu của các vết bỏng sẽ phụ thuộc vào nồng độ hóa chất hoặc nhiệt độ và thời gian của chúng tác động lên da, do đó độ sâu của các vết bỏng đôi khi cũng không được giống nhau. Vì vậy khi bị bỏng, bạn nên nhanh chóng dội nhiều nước liên tục lên vết bỏng nhằm làm giảm độ sâu cho vùng da đang bị tổn thương.
Bước 1: Loại bỏ ngay các tác nhân gây bỏng và lập tức đưa nạn nhân ra khỏi nơi đó. Tiến hành cắt bỏ toàn bộ phần áo quần bị che phủ bởi vết bỏng. Chú ý không được cởi bỏ quần áo vì rất dễ gây lột da vùng bỏng và cũng không được cởi áo qua đầu do có thể làm nạn nhân bị bỏng ở mặt.
Bước 2: Cho ngay phần vết thương bị bỏng vào trong nước sạch, mát. Chú ý là không được dùng đá lạnh để chườm lên vết thương. Việc này sẽ có tác dụng làm giảm độ sâu do bỏng giúp giảm đau, giảm phù nề trên da.
Bước 3: Không được bôi bất cứ thuốc hay cái gì đó lên vết thương đang bị bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó lau khô và băng nhẹ vết bỏng bằng gạc để giảm đau tại chỗ.
Bước 4: Uống nước nhiều hay nước đường có pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol bù giải để phòng sốc bỏng.
Bước 5: Nếu như vết thương quá nặng thì đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sơ cứu bỏng độ 1. Hy vọng thông qua bài viết các bạn sẽ có những cái nhìn khách quan trong điều trị bỏng để không để lại sẹo. Cách tốt nhất để vết thương nhanh lành là đến các cơ sở y tế để điều trị.
Minh Thuý
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.