Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cơ chế gây bệnh ung thư - Sự hình thành và phát triển cơ bản

Ngày 12/08/2024
Kích thước chữ

Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ bị tử vong cao. Việc hiểu rõ về cơ chế gây bệnh ung thư sẽ giúp bản thân có thêm kiến thức tổng quan hơn về căn bệnh này. Qua đó, bệnh nhân sẽ có biện pháp phòng tránh hiệu quả hơn.

Trong đời sống hiện nay, bệnh ung thư là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người trên thế giới vào mỗi năm. Ung thư được đánh giá là một trong những căn bệnh với mức độ tử vong cao hiện tại. Để có thể hiểu về cơ chế gây bệnh ung thư, bạn cần phải tìm hiểu về quá trình hình thành với giai đoạn phát triển cụ thể.

Tìm hiểu tổng quan về bệnh ung thư

Ung thư chính là căn bệnh ác tính do sự phát triển mất kiểm soát của các tế bào bên trong cơ thể con người. Thông thường, các tế bào này sẽ hoạt động theo chu trình phân chia rồi chết đi tự nhiên.

Tuy nhiên, nếu các tế bào trở nên bất thường do vấn đề đột biến gen hoặc ảnh hưởng từ môi trường, chúng sẽ bắt đầu phát triển mất kiểm soát. Từ đó, nó tạo thành các khối u có thể lan rộng đến bộ phận hoặc mô khác trên cơ thể thông qua máu hay dịch lưu thông.

Cơ chế gây bệnh ung thư - Sự hình thành và phát triển cơ bản 1
Một số thông tin cần biết về căn bệnh ung thư

Căn bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Chúng có thể hình thành phát triển ở nhiều cơ quan với mô như da, ruột, ngực, tử cung, tiền liệt tuyến, não,... Bệnh ung thư sẽ phân chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có nguyên nhân cụ thể, triệu chứng nhận biết với phương pháp chữa trị riêng biệt.

Không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh ung thư còn tác động mạnh mẽ đến tâm lý với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Căn bệnh này có thể là do một số cơ chế gây bệnh ung thư khác nhau dẫn đến. Để tránh mắc bệnh ung thư, bạn nên có các phòng tránh hiệu quả thông qua lối sống sinh hoạt và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Cơ chế gây ung thư phổ biến

Một số cơ chế gây ung thư phổ biến như vấn đề di truyền, sự tác động đến từ lối sống sinh hoạt thường ngày hay sự ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Cơ chế gây bệnh ung thư - Sự hình thành và phát triển cơ bản 2
Tổng hợp các cơ chế gây bệnh ung thư phổ biến nhất

Di truyền - Cơ chế gây bệnh ung thư

Căn bệnh này xuất hiện là do sự rối loạn về di truyền dẫn đến đột biến gen trong quản lý hoạt động của tế bào. Chủ yếu là quá trình phân chia với nhân đôi. Cách thay đổi di truyền ung thư có thể xảy ra trong một vài trường hợp là:

  • Hoạt động phân chia giữa các tế bào xảy ra lỗi.
  • DNA bị tổn hại do chất độc bên ngoài môi trường ảnh hưởng như khói thuốc lá, tia cực tím từ ánh nắng mặt trời,...
  • Đột biến gen ung thư di truyền.

Tác động từ lối sống

Sự tác động đến từ lối sống không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và mắc nguy cơ ung thư cao. Bao gồm có:

  • Hút thuốc lá: Một số người sử dụng thuốc lá, xì gà, thuốc lá điện tử sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản, phổi, miệng hoặc tuyến tụy cao.
  • Chế độ ăn uống: Các bữa ăn chứa quá nhiều đường, giàu chất béo sẽ có nguy cơ làm phát triển căn bệnh ung thư.
  • Vận động thể chất: Những người ít vận động tập thể dục sẽ có nguy cơ dễ bị mắc căn bệnh này.
  • Áp dụng liệu pháp thay thế hormone: Liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú.

Sự ảnh hưởng từ môi trường

Một số tác động tiêu cực đến từ môi trường có thể gây ra bệnh ung thư cao. Điều đó bao gồm có:

  • Chất gây ung thư vật lý: Tia cực tím với bức xạ ion hóa.
  • Chất gây ung thư hóa học: Rượu bia, khói thuốc lá, các chất amiang, asen hoặc aflatoxin.
  • Chất gây ung thư sinh học: Nhiễm virus HIV, viêm gan C, viêm gan B, vi khuẩn hay ký sinh trùng như sán lá gan, nhiễm HPV,...

Quy trình phát triển của bệnh ung thư

Căn bệnh ung thư sẽ phát triển dần qua các giai đoạn khác nhau. Bệnh này sẽ bắt đầu từ giai đoạn khởi phát đến tăng trưởng, lan tràn, tiến triển và cuối cùng là di căn.

  • Giai đoạn khởi phát: Đây chính là giai đoạn bắt đầu. Những tế bào gốc sẽ tiếp xúc với tác nhân gây đột biến hoặc bị dị biến. Quá trình này xảy ra nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Các tế bào trong cơ thể con người có thể trải qua quá trình khởi phát. Tuy nhiên, không phải tế bào nào cũng sẽ phát sinh bệnh. Hầu hết chúng sẽ chết đi hoặc bị cơ chế miễn dịch làm vô hiệu hóa.
  • Giai đoạn tăng trưởng: Thời điểm này các gen bắt đầu có sự biến đổi với các tế bào khởi phát sẽ tiếp tục tăng sinh lên. Tuy nhiên, mức độ tăng sinh của tế bào ung thư chỉ nằm ở mức nhỏ.
  • Giai đoạn lan tràn: Đây chính là giai đoạn các khối u phát triển bành trướng và có nguy cơ tăng lên đến 1 triệu tế bào khác nhau. Giai đoạn này có thể diễn ra trong vài tháng hoặc vài năm.
  • Giai đoạn tiến triển: Đây là thời điểm các khối u phát triển với kích thước lớn hơn.
  • Giai đoạn di căn: Đây là lúc các khối u xâm lấn đến nhiều cơ quan khác ở cơ thể nhằm phá hủy bộ phận đó. Khi khối u càng phát triển hơn, cơ thể sẽ suy yếu dần và khả năng sống thấp. Quá trình điều trị ở giai đoạn này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng đau, ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư nhưng không tiêu diệt hoàn toàn.
Cơ chế gây bệnh ung thư - Sự hình thành và phát triển cơ bản 3
Các giai đoạn diễn biến cụ thể của bệnh ung thư

Các phương pháp phòng tránh ung thư hiệu quả

Để phòng chống ung thư hiệu quả, bản thân mỗi người cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với lối sống sinh hoạt lành mạnh và định kỳ đi kiểm tra sức khỏe.

Cơ chế gây bệnh ung thư - Sự hình thành và phát triển cơ bản 4
Tham khảo các cách để phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.

Một số phương pháp phòng chống ung thư hiệu quả đó là:

  • Bệnh nhân nên tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia hoặc thuốc lá.
  • Vận động thường xuyên hoặc tập thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Tránh tình trạng thức khuya hay để cho cơ thể bị stress.
  • Chủ động tiêm ngừa vắc xin virus HPV với viêm gan B.
  • Chữa trị dứt điểm các bệnh liên quan đến viêm nhiễm để tránh tình trạng tái phát liên tục.
  • Kiểm soát cân nặng hiệu quả, tránh để cơ thể bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau xanh và thực phẩm lành mạnh.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể và tránh sử dụng quá nhiều thức uống có ga.
  • Hạn chế tiếp xúc với tia cực tím từ ánh mặt trời, bức xạ ion hóa hay ô nhiễm môi trường.
  • Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ và chủ động tầm soát ung thư.

Qua bài viết, người đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về cơ chế gây bệnh ung thư. Đây là một trong những bệnh phổ biến với nguy cơ tử vong cao. Mong rằng thông qua bài viết, bạn sẽ nắm được một số yếu tố nguy cơ với nguyên nhân gây ra để biết cách phòng tránh hiệu quả. 

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.