Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có nên nhịn ăn thanh lọc cơ thể không? Tác hại nguy hiểm mà bạn nên biết

Ngày 19/04/2023
Kích thước chữ

Để duy trì sức khỏe, cần phải thanh lọc cơ thể. Bên cạnh những phương pháp thanh lọc khoa học, ăn uống lành mạnh, có những người chọn nhịn ăn để thanh lọc cơ thể. Đây này là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe. Trong khi chưa có chứng minh hiệu quả của việc nhịn ăn thanh lọc cơ thể nhưng nhịn ăn vài ngày sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, ảnh hưởng đến làm việc và học tập.

Chúng ta thường nghĩ nhịn ăn là một cách để giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Nhịn ăn thải độc có thể chưa được chứng minh có hiệu quả, nhưng ăn ít hơn có thể làm giảm lượng chất độc trong cơ thể. Để biết nhịn ăn thanh lọc cơ thể có ảnh hưởng như thế nào, hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây.

Mối quan hệ giữa nhịn ăn và thanh lọc cơ thể

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết quả của phương pháp nhịn ăn thải độc. Việc nhịn ăn và hạn chế calo giúp tối ưu hóa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó, lão hóa hay các vấn đề về tế bào được giải quyết. 

Ngoài ra, nhịn ăn có thể thúc đẩy sự chuyển động của các enzym. Một số enzyme sẽ thúc đẩy quá trình giải độc. Kết quả là sức khỏe của gan được cải thiện. Giữ cho gan và các cơ quan giải độc khác khỏe mạnh là điều quan trọng. Đây là nền tảng của quá trình nhịn ăn thanh lọc cơ thể. 

Khi bạn ăn ít hơn đồng nghĩa với việc hấp thụ các chất độc cũng giảm đi đáng kể. Lúc này cơ thể có khả năng phục hồi và đào thải độc tố ra ngoài tốt hơn. Tuy nhiên, nhịn ăn có thể làm cơ thể mệt mỏi và có thể gây ra một số rủi ro cho sức khỏe. 

Một lưu ý là bạn sẽ cảm thấy đói hơn nếu cắt giảm đáng kể lượng thức ăn thông thường. Do đó, bạn nên uống nhiều nước để hạn chế cơn thèm ăn. Đồng thời nước cũng giúp các vật chất khác trong cơ thể di chuyển nhanh hơn, trung hòa cặn chất độc và bài tiết qua nước tiểu. Vì vậy bạn cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để thải độc cho cơ thể đạt hiệu quả.

Có nên nhịn ăn thanh lọc cơ thể không? Tác hại nguy hiểm mà bạn nên biết 1
Nhịn ăn giúp thúc đẩy giải độc và giảm độc tố nạp vào cơ thể

Có nên nhịn ăn thanh lọc cơ thể?

Trên thực tế, nhiều người đã bỏ cuộc khi thực hiện nhịn ăn thanh lọc cơ thể. Có người phải vào viện cấp cứu hoặc gặp tác dụng phụ vì phương pháp nhịn ăn khắc nghiệt này. 

Tùy vào năng lượng dự trữ và lối sống của mỗi người mà thời gian nhịn ăn ngắn hay dài. Có những trường hợp đạo sĩ ngồi thiền lâu ngày không ăn mà vẫn sống được là do trước đây họ đã trải qua một quá trình ăn kiêng gian khổ nên cơ thể đã quen và chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng. Còn với những người thừa cân béo phì hay người bình thường, hàng ngày luôn cần cung cấp năng lượng cho cơ thể để sinh hoạt và làm việc bình thường.

Vì vậy, nhịn ăn hoàn toàn không phải là cách giảm cân và cách thải độc cơ thể phù hợp. Để ăn kiêng giảm cân thành công, bạn phải từ từ cắt giảm lượng tinh bột, đường và chất béo, ăn nhiều rau, protein, hoa quả, uống đủ nước,...

Hãy tỉnh táo, tìm hiểu các phương pháp giảm cân, thanh lọc cơ thể hoặc hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi áp dụng để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

Có nên nhịn ăn thanh lọc cơ thể không? Tác hại nguy hiểm mà bạn nên biết 2
Nhịn ăn thanh lọc cơ thể giúp giảm calo nạp vào nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

Một số phương pháp giúp thanh lọc cơ thể

Để bảo vệ sức khoẻ và thanh lọc cơ thể hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây: 

  • Ăn uống lành mạnh là cách để cải thiện sức khỏe tổng thể an toàn. Để làm được điều này bạn cần nắm rõ thực đơn dinh dưỡng và quy trình chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm. Có một điều mà mọi người thường bỏ qua, đó là cơ quan nội tạng vẫn chứa độc tố ngay cả khi bạn nhịn ăn hoặc hạn chế calo. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình giải độc, bạn cần đảm bảo khi nhịn ăn hay cắt giảm calo không làm suy giảm chức năng nội tạng. Nếu gan không nhận đủ chất dinh dưỡng thì sẽ không thể thực hiện được việc đào thải độc tố.
  • Nước tuy không cung cấp năng lượng nhưng đặc biệt cần thiết để duy trì cơ thể sống. Do đó cần uống nhiều nước hàng ngày để điều hòa thân nhiệt, tăng cường giải độc và loại bỏ độc tố. Bên cạnh nước lọc bạn có thể bổ sung nước ép trái cây tươi. Nếu bạn chơi thể thao hoặc làm việc đổ nhiều mồ hôi, bạn cần uống thêm nước để cơ thể không mất nước. 
  • Các loại nước mía, mã đề, rau má, diếp cá,... giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, nhưng không nên uống thường xuyên vì gây lợi tiểu, mất nước. Trà atiso giúp nhuận tràng, mát gan, cải thiện độc tố, cũng có thể sử dụng nhưng không nên thay thế hoàn toàn nước lọc.
  • Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, cũng có ích cho sức khoẻ nhưng không nên uống quá đậm đặc, vì có thể gây táo bón, thiếu sắt, mất ngủ.
  • Hạn chế nước ngọt có gas, nước trái cây đóng hộp,... vì những sản phẩm này chứa nhiều đường tinh luyện, phẩm màu, hương liệu,... không tốt cho sức khỏe. 
  • Nước khoáng được khuyên dùng cho vận động viên hoặc người làm việc ngoài trời bị đổ nhiều mồ hôi, người bị tiêu chảy để bù lại lượng ion khoáng đã mất, nhưng không nên dùng thường xuyên ở người bình thường, trẻ em dưới 1 tuổi, người bị bệnh thận.
  • Không nên nhịn tiểu, giữ lại nước tiểu gây nguy hiểm cho cơ thể hoặc sỏi thận.
  • Các loại nước rau củ, bí đao và nước trái là những thực phẩm được khuyến khích sử dụng khi táo bón, giải nhiệt cơ thể vì giàu chất xơ và ít năng lượng. 
  • Lựa chọn thực phẩm tự nhiên, không thuốc trừ sâu, không chứa thuốc kháng sinh, không chất hoá học, không chất bảo quản, không thuốc tăng trưởng,... Luôn rửa sạch và ngâm nước muối loãng trước khi ăn cũng là một cách hạn chế độc tố vào cơ thể.
Có nên nhịn ăn thanh lọc cơ thể không? Tác hại nguy hiểm mà bạn nên biết 3
Mặc dù cơ thể cần thanh lọc nhưng không nên nhịn ăn

Chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt là lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Ngay cả những phương pháp nhịn ăn gián đoạn ngắn hạn cũng không có tác dụng khi cơ thể phải chịu đựng đau khổ. Việc nhịn ăn thanh lọc cơ thể là rất nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ suy kiệt, suy dinh dưỡng. Điều này thậm chí còn nguy hiểm hơn đối với những người mắc bệnh mãn tính hoặc có mầm bệnh chưa phát hiện được trong cơ thể.

Xem thêm:

Cao Hiếu 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin