Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có thể chữa tổ đỉa bằng lá lốt không?

Ngày 07/07/2022
Kích thước chữ

Bệnh tổ đỉa là bệnh ngoài da mạn tính, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và thẩm mỹ cho người bệnh. Có nhiều cách điều trị bệnh tổ đỉa, trong đó không ít người tìm đến các phương pháp dân gian. Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu xem có thể chữa tổ đỉa bằng lá lốt không nhé!

Hiểu về bệnh tổ đỉa, nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh tổ đỉa sẽ giúp ích cho việc chữa bệnh tổ đỉa đạt hiệu quả cao. Lá lốt trong y học cổ truyền được biết đến với tính kháng viêm cao, vậy có thể chữa tổ đỉa bằng lá lốt không?

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa được biết đến là tình trạng viêm da mạn tính có nguyên nhân từ nấm ngoài da. Bệnh với đặc trưng là sự xuất hiện mụn nước nhỏ, nằm ở sâu dưới da, vỏ dày, khó vỡ. Các mụn nước thường đi kèm với ngứa rát nhiều gây khó chịu cho người bệnh.

Mụn nước trong bệnh tổ đỉa có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào tại bàn tay, bàn chân của bệnh nhân như đầu ngón, kẽ ngón, lòng bàn tay, bàn chân,... Nếu bệnh nhân cào gãi nhiều sẽ gây ra tình trạng bội nhiễm với biểu hiện đau, sưng tấy và chảy dịch xung quanh mụn nước.

Có thể chữa tổ đỉa bằng lá lốt không? 1 Mụn nước ở bệnh tổ đỉa thường gặp

Bệnh tổ đỉa thường tái phát nhiều lần, liên quan đến thời tiết, sinh hoạt, môi trường vệ sinh và cơ địa dị ứng của từng người bệnh như:

  • Khi tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa có thể làm tái phát hoặc nặng thêm bệnh tổ đỉa.
  • Nguồn nước sinh hoạt kém vệ sinh, nhiều chất thải độc hại cũng không tốt với bệnh tổ đỉa.
  • Điều kiện thời tiết hoặc thói quen sinh hoạt, cơ địa tăng tiết mồ hôi tay, mồ hôi chân cũng là một yếu tố thúc đẩy bệnh tổ đỉa tái phát.

Có thể chữa tổ đỉa bằng lá lốt không?

Lá lốt là một loại gia vị quen thuộc đối với người dân Việt Nam, được sử dụng trong nhiều món ăn. Tuy nhiên, còn khá ít người biết đến công dụng của lá lốt như một vị thuốc quý trong y học dân gian.

Theo y học cổ truyền, lá lốt là vị thuốc có tính cay ấm, thường được dùng để giảm đau, trừ hàn, hỗ trợ tiêu hóa,... Trên cơ sở đó, y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về thành phần và công dụng của lá lốt.

Có thể chữa tổ đỉa bằng lá lốt không? 2 Có thể chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Với thành phần hóa học gồm Alkaloid, Beta - caryophyllene, bornyl acetate,... nhờ đó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, phục hồi tổn thương da và hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo, bảo vệ làn da.

Do vậy, có thể sử dụng có thể chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt, không những giảm tình trạng ngứa rát, sưng tấy và nhanh lành bệnh mà còn có tác dụng dưỡng da, tránh khô nứt da và đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tổ đỉa tái phát.

Cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Lá lốt là nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm và có thể sơ chế theo nhiều cách khác nhau, bạn có thể tham khảo một số các chữa tổ đỉa bằng lá lốt sau đây:

Cách 1: Chữa tổ đỉa bằng cách ngâm nước lá lốt

  • Sử dụng khoảng 50 gram lá lốt tươi, rửa sạch, hơi vò nhẹ.
  • Đun sôi lượng lá lốt trên với 1 lít nước sạch sau đó để nguội.
  • Có thể hòa thêm với muối loãng để tăng hiệu quả chữa tổ đỉa bằng lá lốt.
  • Ngâm bàn tay, bàn chân bị bệnh tổ đỉa với nước lá lốt trong khoảng từ 15 đến 30 phút.
  • Bã lá lốt có thể dùng để chà nhẹ nhàng xung quanh vùng da có nhiều mụn của bệnh tổ đỉa để tăng khả năng diệt khuẩn.
  • Rửa sạch tay, chân với nước sạch sau đó lau khô.

Với cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt này, mỗi tuần bạn nên thực hiện tối thiểu 3 lần. Cách này có thể giúp đẩy nhanh quá trình biến mất của các mụn nước bệnh tổ đỉa, phục hồi làn da tổn thương do mụn nước bị vỡ, đồng thời giảm khả năng tái phát bệnh tổ đỉa về sau.

Cách 2: Uống nước lá lốt

Với phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt này bạn vừa có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, vừa giúp tăng cường sức đề kháng của bản thân. Phương pháp này như sau:

  • Sử dụng 1 nắm lá lốt, ngâm rửa nhiều lần với muối ăn để diệt tối đa vi khuẩn, rửa sạch lại bằng nước sạch.
  • Đem lá lốt đi giã nát rồi chắt lấy nước cốt hoặc cho vào máy xay sinh tố và lọc lấy phần nước.
  • Hòa nước cốt đã thu được với khoảng 300ml nước lọc sau đó đun sôi trong vòng 5 phút.
  • Uống nước lá lốt khi còn đang ấm.
  • Người bệnh sử dụng nước lá lốt mỗi ngày 2 lần trong khoảng từ 5 - 7 ngày để đạt kết quả điều trị mong muốn.
Có thể chữa tổ đỉa bằng lá lốt không? 4 Chữa tổ đỉa bằng uống nước lá lốt

Cách 3: Chữa bệnh tổ đỉa bằng rượu và lá lốt

Rượu trắng cũng là một chất dùng để sát khuẩn, kháng viêm. Khi sử dụng rượu kết hợp với lá lốt vừa giúp các chất trong lá lốt được hòa tan tốt hơn, vừa tăng cường khả năng kháng viêm.

  • Sử dụng 200 gram lá lốt tươi cùng 1 chén rượu trắng.
  • Ngâm lá lốt trong dung dịch nước muối sau đó rửa sạch, để ráo.
  • Giã nhuyễn phần lá lốt đã chuẩn bị với 1 chén rượu trắng.
  • Đắp hỗn hợp thu được trên vùng da có mụn nước nhỏ của bệnh tổ đỉa trong vòng từ 10 đến 15 phút.
  • Rửa lại vùng da với nước sạch và lau khô ráo.
  • Với cách này, bạn có thể sử dụng từ 2 đến 3 lần trên tuần để chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt được hiệu quả nhất.

Cách 4: Chà xát lá lốt lên vùng da tổ đỉa

Cách này thường sử dụng khi người bệnh gặp tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tại vị trí mụn nước bệnh tổ đỉa. Nhờ các hoạt chất có tính giảm ngứa rát, giảm đau, chống viêm từ lá lốt mà người bệnh có thể thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Cách làm như sau:

  • Đầu tiên, cần chuẩn bị từ 2 đến 3 lá lốt, ngâm nước muối 5 - 10 phút, sau đó để khô ráo.
  • Vò nhẹ lá lốt và chà xát lên vùng da bị ngứa rát bởi mụn nước của bệnh tổ đỉa.
  • Lưu ý, chà nhẹ nhàng để tránh gây trầy xước, chảy máu hoặc vỡ các mụn nước dưới da.
  • Thoa đều tinh chất từ lá lốt lên da sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

Cách 5: Chữa tổ đỉa bằng lá lốt qua món ăn

Bạn có thể sử dụng lá lốt để chế biến thành các món ăn hàng ngày, vừa giúp chữa bệnh tổ đỉa, tăng cường đề kháng đồng thời làm đa dạng thêm thực đơn hàng ngày của gia đình. Một số món ngon với lá lốt như:

  • Thịt bò hoặc thịt lợn cuộn lá lốt.
  • Trứng rán với lá lốt.
  • Canh cà tím lá lốt.
  • Ếch xào với lá lốt.

Lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Dù được chứng minh với nhiều công dụng và hiệu quả mang lại, song, chữa tổ đỉa bằng lá lốt vẫn có một vài lưu ý cần quan tâm khi áp dụng như:

  • Lá lốt có tính cay, ấm nên người mắc bệnh về gan, nhiệt miệng hay bệnh lý dạ dày không nên sử dụng để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều lá lốt có thể gây mất sữa hoặc loãng sữa, sữa không đủ dưỡng chất cho bé.
  • Chữa tổ đỉa bằng lá lốt chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, chưa diễn biến nặng nề gây ra các biến chứng khác.
  • Đây là phương pháp dân gian nên chữa tổ đỉa bằng lá lốt thường khá chậm, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì hoặc sử dụng như một biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh,
  • Không nên ăn hoặc uống quá 100 gram lá lốt trong 1 ngày để tránh các vấn đề đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi,...
  • Không sử dụng cho người bệnh dị ứng với lá lốt.
  • Nếu người bệnh có biểu hiện bệnh nặng hơn cần nhanh chóng đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Cần phối hợp chữa tổ đỉa bằng lá lốt với lối sống, sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh lành mạnh để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.

Tóm lại, chữa tổ đỉa bằng lá lốt là một phương pháp được chứng minh có hiệu quả khá tốt, tuy nhiên cần tuân thủ và tham khảo lời khuyên của bác sĩ trong trường hợp bệnh nặng để tránh những biến chứng xấu.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin