Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ thể phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi đáng kể trong thời gian đầu mang thai. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ. Vậy cơ thể mệt mỏi buồn ngủ có phải có thai không? Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ có phải có thai không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ khi gặp phải tình trạng này. Đáp án sẽ được Nhà thuốc Long Châu bật mí trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé.
Một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên là cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ. Từ lúc thụ thai, các hormone thai kỳ bắt đầu ảnh hưởng đến cơ thể, trạng thái, sự trao đổi chất, não bộ, ngoại hình và cả giấc ngủ của các mẹ bầu. Nhiều chị em thắc mắc rằng cơ thể mệt mỏi buồn ngủ có phải có thai không khi gặp phải tình trạng này.
Thật vậy, cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hoặc thậm chí kiệt sức trong tam cá nguyệt thứ nhất là điều hết sức bình thường, điều này cũng có thể xảy ra ở tam cá nguyệt thứ ba, ảnh hưởng khoảng 60% phụ nữ mang thai. Khi mang thai, nhiều mẹ bầu cảm thấy bản thân không thể tỉnh táo và tập trung, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn bình thường và rất nhanh rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, một số mẹ bầu cảm thấy cơ thể luôn uể oải từ khi thức dậy đến khi đi ngủ.
Nhiều chị em trong giai đoạn đầu thai kỳ thường rơi vào trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ nhưng lại không biết vì sao. Có thể lý giải cho tình trạng này là do một số yếu tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi khiến mẹ mệt mỏi như:
Thông thường, sự mệt mỏi này sẽ kết thúc vào cuối giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và khi bước vào đầu tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này cơ thể đã có những thay đổi về nội tiết tố cũng như đã làm quen với việc mang thai, năng lượng được tái tạo giúp mẹ bầu cảm thấy tốt hơn.
Mặc dù tình trạng cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu sớm cho thấy mẹ đang mang thai nhưng không phải phụ nữ mang thai nào cũng có dấu hiệu như vậy. Chính vì vậy, để khẳng định thêm cho câu hỏi cơ thể mệt mỏi buồn ngủ có phải có thai không thì các mẹ nên theo dõi thêm tình trạng sức khỏe của mình. Một số dấu hiệu khác cho thấy bạn đang mang thai sớm như:
Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất. Khi trứng được thụ thai thành công, xuất hiện phôi thai thì lớp niêm mạc cổ tử cung sẽ không bong tróc mà dày lên gây ra hiện tượng mất kinh nguyệt. Nếu đã đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng không thấy “cô ấy” đến thì bạn có thể dùng que thử thai tại nhà để kiểm tra hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện kiểm tra để chắc chắn kết quả việc mang thai.
Vùng ngực sưng, đau, núm vú trở nên sẫm màu, nhô ra, quầng vú lớn hơn là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Tình trạng này xảy ra là do nồng độ hormone thai kỳ (hCG) tăng cao khiến cho vùng ngực thay đổi kích cỡ. Sau 3 tháng thai kỳ, triệu chứng này sẽ thuyên giảm và mất hẳn sau khi cơ thể điều chỉnh thay đổi nội tiết tố.
Nhiều phụ nữ bị chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu mang thai. Do quá trình trứng được thụ tinh và bám vào tử cung gây ra hiện tượng chảy máu phôi thai khi làm tổ. Nhiều chị em bị nhầm lẫn máu báo thai với chảy máu kinh nguyệt, bạn nên để ý lượng máu và màu sắc của máu. Chảy máu báo hiệu mang bầu thường ít, có màu hồng nhạt hoặc nâu khác với màu đỏ sậm hoặc tươi khi hành kinh.
Nếu bỗng dưng cảm thấy cơ thể nhạy cảm hơn với mùi cùng với thói quen ăn uống thay đổi, ví dụ như trước đây bạn thích ăn cá nhưng hiện tại khi ngửi mùi cá bạn cảm thấy buồn nôn, khó chịu thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường nhạy cảm với mùi hương xung quanh.
Trên đây là toàn bộ giải đáp về vấn đề cơ thể mệt mỏi buồn ngủ có phải có thai không. Việc bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ không hẳn là bạn đã mang thai, hãy theo dõi thêm những dấu hiệu khác của cơ thể hoặc liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán để chắc chắn việc mang thai cũng như được tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ nhé.
Xem thêm: Thèm ăn khi sắp có kinh: Nguyên nhân và cách kiểm soát