Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Cơ thể sẽ ra sao nếu bị thừa kẽm?

Ngày 28/03/2021
Kích thước chữ

Hiện tượng thừa kẽm là gì? Cơ thể sẽ ra sao nếu bị thừa kẽm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Kẽm là một trong những loại vi chất có vai trò quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên theo mỗi giai đoạn phát triển của con người mà sẽ cần cung cấp một lượng kẽm khác nhau. Trong trường hợp cơ thể bị thừa kẽm sẽ dẫn đến những bệnh lý liên quan.

1. Kẽm đóng vai trò gì trong cơ thể chúng ta

Kẽm là trong những khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa diễn ra bên trong cơ thể. Kẽm vừa giúp cơ thể cân bằng lượng đường trong máu, vừa giúp kìm hãm tốc độ chuyển hóa của cơ thể tránh khỏi những tác động đến quá trình phân chia và tổng hợp AND.

hien-tuong-thua-kem-la-gi-co-the-se-ra-sao-neu-bi-thua-kem-2

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta

Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống chọi lại với những tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Vi chất này còn là thành phần giúp làm lành vết thương, khả năng, khả năng sinh sản, tăng trưởng tế bào, sức khỏe của xương. 

Có thể bạn chưa biết, kẽm còn là một loại vi chất để thực hiện chức năng ngửi, nếm và tạo nên cảm giác ngon miệng. 

2. Những thực phẩm nào có chứa nhiều chất kẽm?

Một số loại thực phẩm chứa nhiều kẽm có thể kể đến như hàu, cá trích, thịt đỏ,hạt bí ngô, đậu lăng, rau bina ...Trong đó hàu là thực phẩm được cho là chứa nhiều hàm lượng kẽm nhất. 

Để cơ thể có thể hấp thụ tốt nhất lượng kẽm từ thức ăn, chúng ta cần phải nhai thật kỹ. Bên cạnh đó, những viên kẽm bổ sung cũng rất dễ hấp thụ tốt trong miệng. Theo các chuyên gia Y tế, lượng kẽm cần bổ sung cho cơ thể người bình thường mỗi ngày khoảng 40 mg để cơ thể phát triển và không bị mắc phải tình trạng thiếu kẽm hay thừa kẽm ở người lớn.

Mỗi độ tuổi sẽ cần cung cấp một lượng kẽm khác nhau tùy vào giai đoạn phát triển. Hàm lượng kẽm cần thiết cho mỗi độ tuổi như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2 mg kẽm/ 1 ngày
  • Trẻ từ 7- 12 tháng tuổi: 3 mg kẽm/ 1 ngày
  • Trẻ từ 4- 8 tuổi: 5mg kẽm/ 1 ngày
  • Nam giới từ 9- 13 tuổi: 8 mg kẽm/ 1 ngày
  • Nam giới trên 14 tuổi: 11 mg kẽm/ 1 ngày
  • Phụ nữ trên 19 tuổi: 8 mg kẽm/ 1 ngày
  • Phụ nữ có thai: 11- 12 mg kẽm/ 1 ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 11- 12 mg kẽm/ 1 ngày

hien-tuong-thua-kem-la-gi-co-the-se-ra-sao-neu-bi-thua-kem-1

Những thực phẩm nào có chứa nhiều chất kẽm

3. Một số biểu hiện của tình trạng thừa kẽm

Nếu chúng ta cung cấp quá nhiều kẽm cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng thừa kẽm. Và khi bị dư kẽm, cơ thể sẽ có một số biểu hiện như sau:

  • Buồn nôn: Khi bổ sung dư lượng kẽm cần thiết, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng buồn nôn, nôn, ợ nhiều lần. Đó cũng là lý do mà khi sử dụng thuốc chữa cảm lạnh, chúng ta liền có cảm giác buồn nôn, bởi trong thuốc cảm lạnh có chứa đến 225mg kẽm. Và theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, cứ 47 người dùng 15 mg kẽm một ngày sẽ có nửa số người đó buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày. Việc buồn nôn và nôn sẽ giúp chúng ta giảm bớt thừa kẽm ra ngoài nhưng cũng để lại những biến chứng nghiêm trọng nên người bệnh cần đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
  • Đau bụng và tiêu chảy: Những vấn đề về tiêu hóa cũng là biểu hiện của việc thừa kẽm. Một số đồ vật gia dụng như chất kết dính, hóa chất tẩy rửa có chứa chất kẽm clorua nên nếu bị ngộ độc kẽm từ những nguyên nhân này với lượng kẽm lớn hơn 20% thì sẽ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa kể trên.
  • Thường xuyên bị đắng miệng: Đây là biểu hiện rõ nhất của việc dư kẽm và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn, mất vị giác.
  • Cúm: Nạp quá nhiều kẽm trong ngày có thể gây ra những dấu hiệu cúm như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu. Tuy nhiên, những triệu chứng trên cũng giống với ngộ độc khoáng chất nên cần phải phân biệt kỹ.
  • Nồng độ cholesterol HDL thấp: Cholesterol HDL là loại cholesterol tốt cho cơ thể, có nhiệm vụ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, với lượng khoảng lớn hơn 40mg/dL. Khi ta bổ sung 50mgr kẽm một ngày sẽ làm nồng độ HDL thấp đi và tăng lên lượng cholesterol xấu là LDL, kết quả là sẽ tăng khả năng bị những bệnh lý tim mạch.
  • Thiếu chất đồng: Theo nghiên cứu, đồng là chất cạnh tranh với kẽm lấy cơ hội được hấp thụ vào ruột non. Khi ta sử dụng 40mg kẽm một ngày sẽ khiến đồng cũng không được hấp thụ vào ruột non. Do đó, cơ thể sẽ thiếu đồng và gây ra những bệnh lý liên quan đến thiếu máu nội bào và giảm bạch cầu trung tính.
  • Dễ nhiễm bệnh: Thừa kẽm sẽ tạo ra những rối loạn về phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Những rối loạn này xảy ra là do hiện tượng thừa kẽm sẽ làm suy giảm chức năng của tế bào T, gây ảnh hưởng đến những phản ứng miễn dịch và cuối cùng cơ thể sẽ có nguy cơ mắc những bệnh xâm nhập.

hien-tuong-thua-kem-la-gi-co-the-se-ra-sao-neu-bi-thua-kem-3

Một số biểu hiện của tình trạng thừa kẽm

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về hiện tượng thừa kẽm cũng nhưng những biểu hiện về loại bệnh này.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin