Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Con gái có bị quai bị không? Cách để phòng tránh bệnh quai bị

Ngày 17/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Quai bị là bệnh lý liên quan đến tuyến nước bọt, do một loại virus gây ra. Mặc dù đây là bệnh thường gặp, tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người cho rằng quai bị chỉ xảy ra ở con trai, vậy con gái có bị quai bị không và cách để phòng tránh bệnh quai bị là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Quai bị không còn là bệnh lý quá xa lạ với chúng ta. Bệnh có thể lây nhiễm nhanh chóng thông qua đường hô hấp. Con gái có bị quai bị không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vậy thực hư đáp án của câu hỏi này là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị là bệnh lý cấp tính do virus quai bị có tên là Mumps virus gây viêm ở tuyến tụy. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần với giọt bắn hoặc dịch tiết từ tuyến tuỵ của người bệnh. Virus này có khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể người khá lâu.

Con gái có bị quai bị không? Cách để phòng tránh bệnh quai bị 1
Ai cũng có thể bị mắc quai bị, kể cả con gái

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, virus quai bị có thể sống từ 30 - 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 20 độ C và nó dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 56 độ C hoặc dưới tác động của hóa chất diệt khuẩn. Thời điểm bệnh dễ lây lan nhất là vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và 6 ngày sau khi triệu chứng biến mất. Bệnh lý này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên.

Người nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt từ 1 - 3 ngày, sưng to, đau nhức ở tuyến nước bọt, có thể sưng ở một bên hoặc cả hai bên, làm biến dạng khuôn mặt. Tình trạng sưng to khiến người bệnh khó khăn trong việc nhai, nuốt, chán ăn. Và đây cũng là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị. 

Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn, đau nhức cơ, mệt mỏi,… Nếu không được điều trị đúng cách bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng quai bị nguy hiểm như: Viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tuyến nội tiết, nhồi máu phổi, viêm tuỵ cấp, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não,…

Con gái có bị quai bị không?

Vậy con gái có bị quai bị không? Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng bị quai bị, bao gồm cả con gái. Khi các bạn nữ tiếp xúc với nguồn bệnh như sử dụng đồ vật có chứa virus hoặc tiếp xúc trực tiếp với những người nhiễm quai bị thì khả năng rất cao họ cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

Con gái có bị quai bị không? Cách để phòng tránh bệnh quai bị 2
Nếu quai bị không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm

Con gái khi bị quai bị cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình bên trên, sưng to tuyến nước bọt ở cổ. Tình trạng này có thể lây lan sang tuyến vú hoặc buồng trứng. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tuyến vú, viêm buồng trứng nếu không kiêng cữ đúng cách. Bé gái mắc bị quai bị có thể bị viêm buồng trứng, tuy nhiên tỷ lệ chỉ khoảng 7% các trường hợp mắc bệnh. Hơn nữa, viêm buồng trứng ở nữ giới hiếm khi dẫn đến vô sinh.

Thông thường, bệnh quai bị sẽ gặp nhiều ở nam giới và nữ giới thì sẽ hiếm gặp hơn. Nhìn chung, bệnh quai bị khá lành tính nếu được điều trị đúng cách.

Cách phòng tránh bệnh quai bị

Mặc dù quai bị là bệnh lý lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần tự trang bị những cách thức để phòng tránh bệnh quai bị, dưới đây là một số cách:

Tiêm vaccine quai bị

Một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh tốt và hiệu quả nhất đó là tiêm vaccine quai bị. Tất cả các đối tượng, đặc biệt là các bé gái nên tuân thủ lịch tiêm chủng của chính phủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hầu hết mọi người đều tạo được khả năng miễn dịch với virus gây bệnh sau khi tiêm phòng đầy đủ.

Con gái có bị quai bị không? Cách để phòng tránh bệnh quai bị 3
Chủ động tiêm phòng vaccine ngừa quai bị để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình

Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc khu vực có người mắc quai bị

Bởi quai bị lây lan trực tiếp thông qua đường hô hấp hoặc nước bọt, dịch tiết của người bệnh. Chính vì thế, hạn chế tiếp xúc với những người mang bệnh để tránh bị nhiễm bệnh. Khi ra cộng động, nơi có nhiều nguồn lây bệnh khác nhau, tốt hơn hết bạn nên chủ động đeo khẩu trang để tránh bị nhiễm bệnh.

Rửa tay, vệ sinh cá nhân đúng cách

Hãy luôn nhớ rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Đồng thời, vệ sinh cá nhân đúng cách để loại bỏ những nguồn gây bệnh cũng như phòng tránh sự lây lan của bệnh. Những đồ dùng cá nhân như khăn, giấy lau,… nên sử dụng riêng, tránh sử dụng chung, đặc biệt với người bệnh.

Giữ vệ sinh môi trường sống

Hãy giữ cho môi trường sống được sạch sẽ, thông thoáng. Chú ý vệ sinh các đồ dùng, vật dụng xung quanh như đồ chơi, vật dụng của trẻ nhỏ,…

Kiêng cữ trong giai đoạn bệnh

Trong giai đoạn bị nhiễm quai bị, các bé gái nên tránh sử dụng các thực phẩm kích thích nội tiết tố như trứng, sữa, thịt bò, đồ ngọt,… để giảm nguy cơ mắc các biến chứng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Luôn chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của bản thân, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn, điều trị và phòng ngừa kịp thời.

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc con gái có bị quai bị không. Mọi người kể cả con trai và con gái đều có khả năng mắc bệnh quai bị. Mặc dù đây là một bệnh khá lành tính, nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình và những người thân xung quanh, hãy chủ động tiêm phòng vaccine để tạo miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm