Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

CRS là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Ngày 25/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

CRS là gì? CRS là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng tăng cytokine bất thường do đáp ứng quá mức của hệ thống miễn dịch với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hoặc các tế bào ung thư,... Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, gan, thận,... thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.

CRS là gì? CRS là hội chứng đáp ứng phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch. Nếu không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, thận,... thậm chí là tử vong. Để điều trị CRS, các bác sĩ phải sử dụng đến các biện pháp làm giảm đáp ứng miễn dịch. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

CRS là gì?

CRS là gì? CRS - Cytokine Release Syndrome (hay còn gọi là hội chứng giải phóng cytokine, hoặc cơn bão cytokine) là một phản ứng viêm toàn thân, được đặc trưng bởi tình trạng đáp ứng quá mức với phản ứng viêm của hệ miễn dịch.

CRS là gì? Triệu chứng và cách điều trị? 1
CRS là gì? CRS là tình trạng hệ miễn dịch đáp ứng quá mức với phản ứng viêm

Cytokine là những protein nhỏ, chúng đóng vai trò là chất trung gian giữa các tế bào. Khi hệ thống miễn dịch phát hiện các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, virus,... các tế bào miễn dịch sẽ giải phóng ra các chất trung gian hóa học, trong đó có cytokine. Cytokine sẽ gửi tín hiệu đến các tế bào miễn dịch khác để sản xuất thêm nhiều cytokine hơn nữa.

Bình thường, cytokine được giải phóng với lượng vừa đủ, giúp định hướng phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, trong CRS, cytokine tăng cao quá mức, gây ra tình trạng viêm nặng, ảnh hưởng đến chức năng bình thường của các cơ quan.

Các loại cytokine bao gồm:

  • Monokine: Là cytokine được sản xuất bởi các tế bào bạch cầu đơn nhân.
  • Lymphokine: Là cytokine được sản xuất bởi các tế bào lympho được hoạt hóa, đặc biệt là lympho T.
  • Interleukine (IL): Là cytokine có vai trò quan trọng trong trung gian tế bào.
  • Chemokine: Đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển của bạch cầu.

Nguyên nhân gây ra hội chứng CRS

Nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng CRS là do điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, thường xảy ra sau 3 - 14 ngày sau điều trị. Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp giúp hệ thống miễn dịch tấn công mầm bệnh, đặc biệt là với các tế bào ung thư.

Một số loại liệu pháp miễn dịch gây CRS bao gồm:

  • Tisagenlecleucel (liệu pháp chuyển tế bào T): Cơ chế hoạt động của liệu pháp này là sử dụng kỹ thuật để các tế bào lympho T có các thụ thể đặc hiệu (thụ thể kháng nguyên). Các thụ thể này có chức năng giúp tế bào lympho T nhận biết và tấn công các tế bào ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em.
  • Blinatumomab (liệu pháp kháng thể đơn dòng): Cơ chế hoạt động của liệu pháp này là tạo ra các protein đặc hiệu bám vào các tế bào ung thư, giúp các tế bào lympho T nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư.

Ngoài ra, “cơn bão cytokine” cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng. Khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức sẽ giải phóng ra một lượng lớn cytokine, gây thừa cytokine.

CRS là gì? Triệu chứng và cách điều trị? 2
Nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng CRS là do điều trị bằng liệu pháp miễn dịch

Các triệu chứng của CRS

Về mặt lâm sàng, CRS là một hội chứng không đặc hiệu khiến cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt CRS với các rối loạn viêm khác có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng tương tự.

Các triệu chứng của CRS có thể khác nhau tùy vào mức độ viêm. Trường hợp nặng, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng tim, phổi, thận,... thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng chung của CRS

Triệu chứng chung của CRS giống với triệu chứng của phản ứng viêm, cụ thể là:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Đau khớp, đau cơ;
  • Phát ban.

Một số triệu chứng khác có thể bao gồm rối loạn đông máu, rối loạn điện giải

Triệu chứng ở tim và mạch máu

Khi CRS ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Nhịp tim tăng;
  • Nhịp không đều;
  • Chức năng tim suy giảm;
  • Huyết áp giảm;
  • Phù nề.

Triệu chứng ở não và thần kinh

Khi CRS ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt;
  • Lú lẫn;
  • Xuất hiện ảo giác;
  • Co giật;
  • Khó khăn khi nuốt;
  • Mất phối hợp vận động.

Triệu chứng ở phổi

Khi CRS ảnh hưởng đến phổi, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ho;
  • Phù phổi;
  • Khó thở hoặc thở gấp;
  • Chức năng phổi giảm.

Triệu chứng ở thận

  • Tiểu ít;
  • Giảm mức lọc cầu thận;
  • Viêm thận;
  • Suy thận.

Ngoài các triệu chứng trên, nó còn có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan khác như gan, tụy,...

CRS là gì? Triệu chứng và cách điều trị? 3
Các triệu chứng của CRS có thể khác nhau tùy vào mức độ viêm

Cách điều trị hội chứng CRS

Điều trị CRS bao gồm việc theo dõi, giám sát chặt chẽ các triệu chứng, tránh cho tình trạng viêm trở nên nặng nề hơn.

Việc theo dõi diễn biến của CRS bao gồm:

  • Huyết áp;
  • Nhịp tim;
  • Thân nhiệt;
  • Nhịp thở;
  • Nồng độ oxy trong máu;
  • Xét nghiệm máu, xác định nồng độ cytokine trong máu;
  • Theo dõi sự thay đổi chức năng của các cơ quan.

Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ đáp ứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc sẽ nhắm mục tiêu đích là các cytokine, làm giảm hoạt động của chúng như tocilizumab (Actemra), siltuximab (Sylvant),... Corticoid (methylprednisolone, dexamethasone) cũng có thể được lựa chọn để giảm viêm mà không nhắm mục tiêu cụ thể vào các cytokine. Tuy nhiên, chúng gây ức chế miễn dịch và có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư.

Bên cạnh đó, nếu “cơn bão cytokine” đã lan rộng đến các cơ quan khác như tim, phổi, thần kinh,... thì tùy vào mức độ ảnh hưởng mà sẽ có các biện pháp hỗ trợ khác nhau như:

  • Truyền dịch đường tĩnh mạch;
  • Truyền máu;
  • Thở oxy, thở máy;
  • Các thuốc tim mạch, điều hòa huyết áp;
  • Các thuốc thần kinh;
  • Các thuốc hỗ trợ chức năng tim
  • Các thuốc tăng mức lọc cầu thận, hỗ trợ chức năng thận;
  • Lọc máu (nếu cần).

Nếu bệnh nhân có nguy cơ tổn thương não, thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc chống co giật như Levetiracetam,...

CRS là gì? Triệu chứng và cách điều trị? 4
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Tóm lại, CRS là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng tăng cytokine bất thường do đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hoặc các tế bào ung thư. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, thậm chí là tử vong. Do đó, CRS cần được điều trị sớm và kịp thời. Hy vọng bài viết “CRS là gì? Triệu chứng và cách điều trị?” sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích với bạn!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm