Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Củ khúc khắc hay còn gọi là thổ phục linh. Theo y học cổ truyền, đây là vị thuốc có tính bình, mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho việc chữa trị đau nhức xương khớp, cũng như mụn nhọt khó lành…
Tác dụng của củ khúc khắc được biết đến trong rất nhiều bài thuốc dân gian mà ông bà ta đã lưu truyền từ xa xưa như chữa phong thấp, bệnh vẩy nến, đau thần kinh tọa… Đặc biệt, theo y học cổ truyền, dược liệu này “xứng đáng” là một vị thuốc quý vì sở hữu nhiều công hiệu hỗ trợ cho việc chữa trị các bệnh về xương khớp.
Củ khúc khắc còn có tên gọi khác là thổ phục linh, củ kim cang, cẩm cù, thổ phục linh … Đây chính là bộ phận rễ củ của cây khúc khắc - tên khoa học là Smilax glabra Roxb, thuộc họ hành tỏi.
Cây khúc khắc là loại cây sống lâu năm, mọc hoang trên khắp các vùng núi ở nước ta, có chiều dài từ 3 - 5m, nhiều nhánh nhỏ, không gai và thường có tua cuốn dài. Lá cây hình tim thuôn dài, gân lá hình cung và có hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu và có 3 hạt. Loại cây này phát triển tương đối lâu, tháng 5 sẽ bắt đầu ra hoa và từ tháng 8 - tháng 11 hàng năm, cho quả. Củ khúc khắc thì phát triển theo thời gian, càng lâu năm đảm bảo dược chất càng nhiều.
Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có tính bình, vị ngọt dù hơi nhạt, nhưng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời như có thể trị tê thấp, phong thấp, chữa đau nhức mỏi, đau nhức gân xương, chữa viêm da, tiêu hóa kém, bệnh vẩy nến… Đặc biệt, đây còn được biết đến như là vị thuốc đa tác dụng, bởi nó có thể giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể, ngăn ngừa mụn nhọt, rôm sảy, nước ăn chân và kích thích tăng tiết mồ hôi.
Ít ai biết rằng, ngày nay thổ phục linh còn được sử dụng nhiều trong những bài thuốc hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, đau bụng kinh và viêm bàng quang.
Đối với nền y học hiện đại, các chuyên gia cũng đã nghiên cứu và ứng dụng tác dụng tuyệt vời của củ khúc khắc vào việc điều trị bệnh. Cụ thể, kết quả của nghiên cứu cho thấy, dược liệu này chứa hàm lượng protein, steroid, glycosid, carotene, saponin… rất dồi dào. Nhờ vậy, có thể hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cũng như khả năng làm việc của thận hiệu quả hơn.
Không những vậy, các hoạt chất đó còn giúp đào thải axit uric - nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh gout ở một số người, thông qua tuyến mồ hôi và nước tiểu. Do đó, khi sử dụng loại dược liệu này thường xuyên, sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau do bệnh gout gây ra, đồng thời hỗ trợ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Để phát huy được công dụng tối đa cũng như đạt hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh của củ khúc khắc, các bạn nên kết hợp cùng với những vị thuốc khác. Nếu chưa biết kết hợp như thế nào thì có thể tham khảo một số bài thuốc như dưới đây:
Cần 20g củ khúc khắc, dây đau xương, 10g cốt toái bổ, 8g mỗi vị thiên niên kiện và đương quy, 6g bạch chỉ. Đem sắc uống mỗi ngày 1 lần. Uống trong 10 ngày là kết thúc 1 liệu trình điều trị. Trường hợp bệnh chưa thuyên giảm thì tiếp tục uống liệu trình tiếp theo.
Chuẩn bị 30g củ khúc khắc, 15g thương truật và ích mẫu thảo, 10g mỗi vị ngũ linh chi, một dược, xích thược, tiểu hồi hương, đương quy, xuyên không. Mang tất cả dược liệu sắc thành nước uống trước kỳ kinh nguyệt 3 ngày, uống liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Thường thì sau 4 kỳ kinh nguyệt sẽ khỏi.
Sử dụng 40 - 80g củ khúc khắc, 80 - 120g hạ khô thảo nam (cây cải trời). Đem sắc 2 dược liệu trên trên với 500ml. Đến khi vơi, còn lại 300ml thì chia thành 3 - 4 lần uống trong ngày.
Cần 30g củ khúc khắc cùng mẫu lệ, 15g mỗi vị đan sâm, đương quy, hạ khô thảo, hải tảo, hoàng bá, hương phụ, 10g mỗi vị ngưu tất, bào sơn xuyên giáp, 190g trạch tả. Đem tất cả sắc thành nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
30g củ khúc khắc, 20g mỗi vị bồ công anh, kim ngân hoa, 15g vỏ núc nác, 10g cam thảo. Sắc thành nước, chia mỗi ngày 2 lần uống và kiên trì, chịu khó dùng liên tục trong 5 ngày.
Mặc dù mang lại khá nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng các bạn cũng không nên quá lạm dụng củ khúc khắc khi sử dụng. Để có thể điều trị bệnh hiệu quả hơn, bạn nên chú ý một số vấn đề quan trọng như sau:
Trên đây là một số thông tin chia sẻ chi tiết về củ khúc khắc. Mong rằng, thông qua bài viết, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về dược liệu này cũng như biết được những tác dụng của nó, sử dụng điều trị bệnh cho chính mình và những người thân yêu trong gia đình hiệu quả nhất.
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.