Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hình thành cục máu đông sau phẫu thuật là tình trạng thường gặp do cơ thể thiếu vận động trong thời gian hồi phục sức khỏe. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cục máu đông có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như tắc mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, cục máu đông được hình thành nhằm cầm máu và ngăn chặn sự mất máu quá nhiều. Đồng thời, cục máu đông cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành thương. Chúng sẽ biến mất nhờ tác động của tác nhân chống đông máu trong cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cục máu đông không biến mất gây cản trở dòng máu qua tĩnh mạch, thậm chí còn di chuyển theo dòng máu vào sâu bên trong mạch máu gây ra tắc nghẽn. Phổ biến và nguy hiểm nhất chính là những cục máu đông sau phẫu thuật.
Khi cơ thể bị chảy máu do tổn thương ngoài da, tiểu cầu và huyết tương sẽ cùng tham gia hỗ trợ quá trình ngưng chảy máu và hình thành cục máu đông trên bề mặt vùng da bị tổn thương. Đây là hiện tượng quen thuộc bạn có thể bắt gặp khi bị đứt tay. Trường hợp này cục máu đông (huyết khối) sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mất máu quá nhiều. Khi vết thương đã lành, các cục máu đông này sẽ tự động bong ra.
Thông thường, việc hình thành cục máu đông thường lợi nhiều hơn hại. Tuy nhiên, cục máu đông có thể gây nguy hiểm nếu xuất hiện trong lòng mạch máu khi cơ thể không tổn thương hoặc hình thành cục máu đông sau phẫu thuật. Đó chính là sản phẩm cuối cùng quá trình đông máu, thường xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau phẫu thuật. Trong đó, một số trường hợp có thể xuất hiện sớm ngay sau khi phẫu thuật từ 2 đến 10 ngày. Tình trạng này có thể xuất hiện sau bất kỳ phẫu thuật nào, tuy nhiên nó thường hình thành sau các cuộc phẫu thuật lớn ở vùng bụng, hông, xương chậu hoặc chân. Cục máu đông hình thành ở chân hay huyết khối tĩnh mạch sâu là loại cục máu đông phổ biến nhất sau phẫu thuật.
Đặc biệt, những cục máu đông này không tự biến mất và có thể là nguyên nhân cản trở quá trình đưa máu về tim, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch, tắc mạch phổi.
Người bệnh sau phẫu thuật cần theo dõi và liên hệ với bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
Nguyên nhân chính dẫn đến hình thành cục máu đông là do người bệnh phải nằm trên giường một thời gian dài. Bởi các cử động là rất cần thiết đối với quá trình bơm máu lên tim. Nếu cơ thể hạn chế vận động hoặc bất động trong thời gian dài sau phẫu thuật sẽ khiến máu tích tụ ở phần thấp của cơ thể như vùng hông, hai chân và dần hình thành cục máu đông. Đặc biệt, khi quá trình tuần hoàn bị cản trở, máu không được trộn với các chất chống đông máu cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông sau phẫu thuật.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến cục máu đông như rung tâm nhĩ, tiền sử bị cục máu đông, hút thuốc lá, béo phì, mất nước, ung thư, dùng thuốc tránh thai, phụ nữ thời kỳ hậu sản, tuổi cao, uống nhiều rượu, nằm liệt giường hoặc đã phẫu thuật trước đó vài tuần,...
Có rất nhiều biện pháp để phòng ngừa tình trạng hình thành cục máu đông sau phẫu thuật. Đầu tiên, người bệnh cần thông báo chi tiết với bác sĩ về tiền sử bệnh tật và quá trình dùng thuốc của bản thân, đặc biệt là thuốc chống đông máu. Đồng thời, cần thay đổi thói quen có hại như bỏ thuốc lá, không uống rượu, giảm cân,... trước khi làm phẫu thuật. Ngoài ra, một số xét nghiệm trước phẫu thuật cũng có thể đánh giá nguy cơ hình thành cục máu đông.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần đứng dậy và di chuyển trong quá trình phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc nằm một chỗ quá lâu sẽ dễ hình thành cục máu đông. Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng thông qua các cử động đơn giản như nâng chân khi nằm trên giường, đi bộ để cải thiện lưu thông máu. Trường hợp vẫn còn đau, bạn có thể liên hệ bác sĩ để sử dụng thêm thuốc giảm đau để có thể luyện tập thoải mái hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm các thuốc ngăn chặn tạo cục máu đông như Lovenox, Heparin.
Trường hợp người bệnh có tiền sử và nguy cơ cao hình thành cục máu đông cần được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ. Nếu xuất hiện nguy cơ tắc mạch phổi cần sử dụng thuốc làm tan huyết khối. Nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật để loại bỏ huyết khối như phẫu thuật mở tĩnh mạch, lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học, phẫu thuật đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ,...
Tóm lại, cục máu đông sau phẫu thuật là biến chứng có thể xảy ra ở bất cứ ai. Vì thế, trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật, người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân sau mổ cần tuân thủ những cách phòng ngừa cục máu đông trong bài viết này, đồng thời nắm rõ các triệu chứng để nhận biết cục máu đông sớm nhất có thể. Trường hợp nghi ngờ hình thành cục máu đông, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.