Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi giúp cho virus cúm phát triển mạnh mẽ, trong đó có virus cúm B. Bệnh cúm B có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi do hệ miễn dịch yếu. Vậy cúm B là gì? Virus cúm B có dễ lây không? Cần làm gì khi bị mắc loại virus cúm này?
Tuy rằng cúm B không phổ biến như cúm A nhưng cũng gây ra cho người bệnh các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về bệnh cúm B, phương pháp điều trị và giải đáp thắc mắc cúm B có dễ lây không.
Cúm B là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm B thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.
Virus cúm B gồm có 2 dòng là B - Yamagata và B - Victoria. Cúm B chỉ có khả năng lây truyền từ người sang người và không lây truyền từ động vật sang người như cúm A.
Thời gian ủ bệnh của virus cúm B thường khá ngắn (từ 1 - 3 ngày) và các dấu hiệu cũng không rầm rộ. Triệu chứng của bệnh cúm B thường nhẹ và ít nguy hiểm hơn so với các biểu hiện của cúm loại A gây ra. Cúm B thường gây bệnh ở những người có sức đề kháng kém hoặc chưa có miễn dịch của virus cúm loại B (chưa tiêm phòng cúm B).
Hai loại cúm A và B kết hợp đồng thời với nhau để gây nên bệnh cúm mùa quanh năm. Tuy nhiên, bệnh cúm B thường xảy ra vào thời điểm Đông Xuân do có sự thay đổi thời tiết thất thường. Cúm B chỉ gây ra bệnh cảm cúm thông thường và không tạo thành đại dịch như cúm A.
Triệu chứng bệnh của các loại virus cúm thường khá giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Do đó, việc nhận biết được triệu chứng bệnh thuộc loại cúm nào để có hướng điều trị đúng và kịp thời là rất quan trọng. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của bệnh cúm loại B, bao gồm:
Triệu chứng đường hô hấp
Cũng như cảm lạnh thông thường, cúm B khiến bạn gặp phải các vấn đề về đường hô hấp như:
Tuy nhiên, các triệu chứng về đường hô hấp do cúm B có thể nghiêm trọng hơn nếu người bệnh có tiền sử bị hen suyễn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Điều này có nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng và gây ra các biến chứng cho cơ thể.
Triệu chứng toàn thân
Sốt cao lên tới 41°C là một triệu chứng phổ biến bệnh cúm gây ra. Nếu sốt cao liên tục và không có xu hướng hạ thân nhiệt, hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị. Kèm theo là các biểu hiện khác như:
Triệu chứng về hệ tiêu hóa
Trong một số trường hợp, cúm B cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa và dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề về dạ dày. Các triệu chứng có thể gặp là:
Mặt khác, nếu không điều trị kịp thời hoặc trong những trường hợp bệnh tiến triển xấu đi, cúm B có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Vì vậy, việc sớm phát hiện ra tình trạng bệnh lý và điều trị kịp thời, đúng cách là rất quan trọng. Hơn nữa, việc phòng tránh bệnh cúm B cũng rất cần thiết. Vậy, virus cúm B có lây được không?
Virus cúm B có dễ lây không? Câu trả lời là rất dễ lây lan. Cũng như virus cúm A, virus cúm B cũng lây truyền qua các giọt bắn có chứa virus trong không khí khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Hoặc trẻ nhỏ tiếp xúc với các bề mặt có chứa mầm bệnh rồi đưa lên chạm vào mắt, mũi, miệng của bản thân. Vậy những đối tượng nào dễ mắc bệnh cúm B? Bệnh cúm B lây truyền qua đường hô hấp và dễ gây bệnh ở những đối tượng có sức đề kháng kém, cụ thể là:
Với những loại bệnh do virus gây ra nói chung và virus cúm B nói riêng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, dựa vào tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cúm B phù hợp hoặc kê thuốc cho bệnh nhân nhằm điều trị các triệu chứng xuất hiện và phòng ngừa tối đa biến chứng có thể xảy ra. Một số phác đồ có thể áp dụng như:
Điều trị cúm B bằng thuốc đặc hiệu
Thuốc Oseltamivir là thuốc được dùng trong điều trị cúm B, liều dùng như sau:
Ngoài ra, thuốc Zanamivir cũng được dùng trong điều trị cúm B với liều lượng từ 300 - 600mg/ngày và dùng từ 5 - 7 ngày.
Điều trị theo triệu chứng của virus cúm B
Điều trị cúm B khi người bệnh có biến chứng
Bệnh nhân cúm B sẽ được sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn dựa vào kết quả xét nghiệm nhuộm Gram âm và cấy bệnh phẩm.
Khi người bệnh gặp phải biến chứng suy hô hấp cần điều trị phối hợp bằng cách:
Một số điều cần lưu ý khi mắc phải bệnh cúm B:
Trên đây là những thông tin về bệnh cúm B và phác đồ điều trị bệnh cúm B tùy theo tình trạng của từng người bệnh. Qua đó, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc cúm B có dễ lây không, đồng thời biết được cách phòng tránh bệnh và biết được làm thế nào khi bản thân hay người xung quanh mắc cúm B. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe thật tốt.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.