Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong quá trình mang thai, cơ thể thai phụ xảy ra rất nhiều thay đổi so với trước đó. Một trong những thay đổi thường gặp nhất và dễ phát hiện nhất là làn da. Chúng ta dễ dàng phát hiện da của mẹ bầu bị ảnh hưởng từ ít đến nhiều do sự tác động của nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: Khô da, rạn da… đặc biệt là làn da bị đồi mồi khi mang thai.
Da bị đồi mồi khi mang thai là một thay đổi rất phổ biến ở nhiều thai phụ. Vậy thì triệu chứng này xảy ra do nguyên nhân nào? Biểu hiện nặng nhẹ ra sao? Và xử trí như thế nào cho phù hợp? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Trước khi tìm hiểu vấn đề da bị đồi mồi khi mang thai thì bạn đọc nên biết qua tình trạng da bị đồi mồi là như thế nào. Da bị đồi mồi là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là phụ nữ. Tình trạng này thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, đồi mồi trên da hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa dần.
Đồi mồi đó là những đốm có màu xám, màu nâu hoặc đen, phẳng, không nổi gồ trên bề mặt da. Các chấm đồi mồi xuất hiện thường xuyên nhất ở những vị trí tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Thống kê từ nhiều nguồn dịch tễ cho thấy, đồi mồi có thể gặp ở hai giới. Tuy nhiên, nữ giới chiếm tới 65% tỷ lệ mắc phải. Độ tuổi phổ biến của đồi mồi là từ 40 tuổi trở lên. Thực tế hiện nay, do tác động của ánh nắng mặt trời nên tính trạng đồi mồi trên da ngày càng trẻ hóa dần. Có khá nhiều trường hợp xuất hiện đồi mồi với nhiều màu sắc ngay từ độ tuổi dưới 30.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Da liễu, đồi mồi hình thành trên da là kết quả của sự sản xuất dư thừa sắc tố melanin, một loại sắc tố da sẵn có trong cơ thể mỗi chúng ta. Và sự sản xuất dư thừa này có liên quan đến một số yếu tố bao gồm:
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có sự thay đổi rất nhiều các nội tiết tố. Chính sự thay đổi ấy đã kích thích quá trình sản sinh melanin. Sự tăng sản xuất melanin gây nên tình trạng nám da, sạm da hay đồi mồi. Melanin là sắc tố quyết định đến màu tóc, màu da và màu mắt của con người.
Ngoài ra, những thai phụ có làn da sáng màu sẽ dễ bị đồi mồi hơn những thai phụ có làn da sẫm màu. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng góp phần làm đồi mồi dễ xuất hiện trên da hơn. Những người có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ bị đồi mồi thì có nguy cơ cao hơn những người khác.
Điều trị da bị đồi mồi khi mang thai cần chú ý đến thai nhi ở trong bụng. Vì vậy, chúng ta không thể áp dụng thường quy những phương pháp trị da đồi mồi dành cho phụ nữ thông thường đối với thai phụ. Những phương pháp điều trị phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người mẹ, đồng thời không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bào thai.
Những sản phẩm kem bôi này có tác dụng giúp da trở nên trắng sáng hơn. Thông qua cơ chế chính là ngăn ngừa hoặc làm giảm tối đa sự tích tụ của sắc tố melanin trên da. Các thành phần có chứa trong kem trị đồi mồi chẳng hạn như: Hydroquinone, Tretinoin, chiết xuất cam thảo, Axit glycolic...
Đối với những thai phụ xuất hiện các nốt đồi mồi có kích thước nhỏ, nhạt máu, có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị tình trạng này. Một số phương pháp phổ biến và hiệu quả bao gồm:
Nói chung, da bị đồi mồi khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên vì thế mà quá lo lắng. Tình trạng này sẽ thuyên giảm hoặc mất hẳn sau khi sinh. Đồng thời cũng có thể điều trị bằng những phương pháp an toàn cho thai phụ. Các bạn hãy cùng theo dõi trang web của Nhà Thuốc Long Châu để tham khảo thêm những bài viết sức khỏe bổ ích nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.