Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Da trẻ sơ sinh không đều màu có sao không? Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh không đều màu

Ngày 25/06/2023
Kích thước chữ

Da trẻ sơ sinh không đều màu có thể do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý. Cha mẹ cần nắm được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu bất thường trên da để trẻ được điều trị kịp thời. Mời bạn tìm hiểu về tình trạng da trẻ sơ sinh không đều màu qua bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu.

Da trẻ sơ sinh không đều màu có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Việc tìm hiểu các nguyên nhân cũng như tình trạng da ở trẻ là điều rất cần thiết giúp cha mẹ có những phương pháp chăm sóc trẻ phù hợp. Nếu như bạn đang quan tâm tới vấn đề này, mời bạn tìm hiểu bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung về da trẻ sơ sinh không đều màu

Da trẻ sơ sinh không đều màu phần lớn là tình trạng bình thường, cần đợi tới 6 tháng tuổi để biết chính xác màu da của trẻ là da trắng hay da đen. Hiện tượng này cũng là điều thường thấy có thể do nguyên nhân chủng tộc, do tuổi, nhiệt độ cơ thể, thậm chí tình trạng trẻ quấy khóc cũng gây ảnh hưởng tới màu da của trẻ.

Da trẻ sơ sinh không đều màu thường gặp nhất là vàng da sơ sinh. Tình trạng này có thể do nguyên nhân sinh lý hay bất thường có thể ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe của trẻ.

Vàng da ở trẻ sơ sinh gồm 2 loại:

  • Vàng da sinh lý: Nguyên nhân do tích tụ bilirubin, một chất màu vàng sinh ra khi hồng cầu bị vỡ. Thông thường, ở những trẻ này da sẽ trở nên đều màu và hồng hào hơn sau 10 - 14 ngày tuổi. Hiện tượng này phổ biến ở trẻ sơ sinh bởi số lượng hồng cầu cao của trẻ sau sinh được phá vỡ và thay thế. Lúc này, chức năng gan của trẻ chưa đủ khả năng để đào thải kịp thời, vì vậy xuất hiện tình trạng vàng da sơ sinh. Sau khoảng 1 - 2 tuần tuổi, khi chức năng gan của trẻ hoàn thiện hơn, xử lý được bilirubin, tình trạng vàng da của trẻ sẽ mất đi.
  • Vàng da bệnh lý:vàng da xuất hiện do bệnh lý nào đó với biểu hiện là vàng da kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như trẻ bỏ bú, lừ đừ, co giật… Vàng da bệnh lý nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của trẻ.

Để biết được chính xác bé nhà mình vàng da do sinh lý hay bệnh lý, cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Da trẻ sơ sinh không đều màu có sao không? Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh không đều màu 1
Da trẻ sơ sinh không đều màu là tình trạng thường gặp

Da trẻ sơ sinh không đều màu nguyên nhân do đâu?

Da trẻ sơ sinh không đều màu có thể có những biểu hiện như hồng, trắng, vàng hay mẩn đỏ. Màu da của trẻ cũng có thể bị thay đổi theo các mức độ hoạt động của trẻ như khi trẻ bú, trẻ quấy khóc… Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng da trẻ sơ sinh không đều màu:

  • Do gen bẩm sinh: Da trẻ sơ sinh không đều màu có thể do yếu tố gen bẩm sinh. Điều này có thể khiến cho trẻ da màu đỏ tím, sau đó chuyển sang đỏ khi trẻ quấy khóc. Tình trạng này thường chỉ xảy ra vài ngày đầu, sau đó có thể tự biến mất.
  • Do rôm sảy, mẩn đỏ: Rôm sảy, mẩn đỏ cũng có thể khiến da trẻ không đều màu. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do vi khuẩn hoặc virus gây nên như: Tinh hồng nhiệt, bệnh ban đào, tay chân miệng, bệnh thủy đậu
  • Do dị ứng: Da trẻ cũng có thể không đều màu sau khi tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng như bụi bẩn, sữa tắm, chất tẩy rửa, phấn hoa, lông thú cưng… Nếu trẻ không tiếp xúc với các yếu tố này, trẻ sẽ không bị dị ứng và da sẽ không gặp phải tình trạng không đều màu.
  • Da có mụn sữa: Da trẻ sơ sinh không đều màu cũng có thể có nguyên nhân do da có mụn sữa hay viêm da tiết bã. Tình trạng này thường xuất hiện ở những tháng đầu sau sinh và thường kéo dài tới 2 tuổi. Thông thường, hiện tượng da không đều màu do 2 nguyên nhân này rất thường gặp và được coi là bình thường. Chính vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng này.
  • Rối loạn sắc tố da: Tình trạng da không đều màu cũng có thể do nguyên nhân rối loạn sắc tố da. Tình trạng này khiến da tăng sắc tố do tác động của một số nguyên nhân như: Ánh nắng mặt trời, melanin dư thừa, nội tiết tố hay do dùng thuốc khiến da trở nên sẫm màu hơn.
Da trẻ sơ sinh không đều màu có sao không? Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh không đều màu 2
Rối loạn sắc tố da có thể là nguyên nhân khiến da trẻ không đều màu

Da trẻ sơ sinh không đều màu có sao không?

Tình trạng da không đều màu tùy thuộc vào nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm khác nhau. Thông thường, tình trạng da trẻ sơ sinh không đều màu thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như nguyên nhân là do rối loạn sắc tố da thì cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời để tránh gây những ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe của trẻ.

Thông thường, tình trạng này thường xảy ra ở hầu hết những trẻ sơ sinh thiếu tháng và gặp ở 25 - 30% trẻ sơ sinh đủ tháng. Phần lớn các trẻ bị da không đều màu thường ở mức độ nhẹ, sẽ thuyên giảm sau vài ngày và mất đi hoàn toàn sau 1 - 2 tuần.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần thận trọng với tình trạng trẻ bị vàng da do nguyên nhân bệnh lý. Ở những trẻ bị vàng da bệnh lý, các triệu chứng sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh và kéo dài hơn 10 ngày. Nếu không điều trị kịp thời cho những trẻ bị vàng da bệnh lý, trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Nhiễm độc thần kinh do tăng thấm bilirubin vào tổ chức não, thậm chí nhiều trẻ còn bị bại não hay tử vong.

Tóm lại, khi thấy da trẻ sơ sinh không đều màu, cha mẹ cần theo dõi sát các dấu hiệu da và các triệu chứng khác kèm theo để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường để có hướng xử trí kịp thời. Nếu cha mẹ thấy da trẻ không đều màu hay không hồng hào, cha mẹ hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế sớm để được thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Da trẻ sơ sinh không đều màu có sao không? Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh không đều màu 3
Da trẻ không đều màu thường không quá nguy hiểm

Cần làm gì khi da trẻ sơ sinh không đều màu?

Vậy da trẻ sơ sinh không đều màu cha mẹ cần làm gì? Khi thấy da trẻ không đều màu hay kém hồng hào, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để có hướng chăm sóc trẻ phù hợp.

Nếu da trẻ không đều màu chỉ là do sinh lý, các mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc da mà bác sĩ hướng dẫn để da bé khỏe mạnh hơn. Mẹ có thể cho bé tắm nắng vào sáng sớm, nắng dịu để tăng cường hấp thu vitamin D cho trẻ.

Bên cạnh đó, việc chiếu đèn cũng được áp dụng thường xuyên để điều trị tình trạng da không đều màu ở trẻ. Bằng phương pháp này, bilirubin tự do trong máu có thể được chuyển hóa thành chất khác không độc với cơ thể trẻ. Khi chiếu đèn, trẻ sẽ được cởi bỏ toàn bộ quần áo, được che mắt kín và bộ phận sinh dục.

Ở những trẻ bị tăng sắc tố da có thể áp dụng phương pháp bôi ngoài da có thành phần là retinoid và alpha hydroxy.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để da trẻ được chăm sóc tốt hơn:

  • Đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ của trẻ đầy đủ. Tăng cường tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm.
  • Dùng các loại sữa tắm và sản phẩm chăm sóc da thật dịu nhẹ, an toàn cho trẻ.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ trong lành, sạch sẽ, tránh nguy cơ dị ứng cho trẻ.
  • Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay virus triệt để, tránh khiến da trẻ bị tổn thương, để lại sẹo.
Da trẻ sơ sinh không đều màu có sao không? Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh không đều màu 4
Tăng cường tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm giúp da trẻ khỏe hơn

Da trẻ sơ sinh không đều màu là tình trạng hay thường gặp. Hiện tượng này sẽ mất đi sớm sau vài ngày nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Thế nhưng, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đứa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và có các phương pháp xử trí kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng da trẻ sơ sinh không đều màu cũng như nắm được những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này. Cha mẹ nên biết cách nhận biết những dấu hiệu bình thường và bất thường trên da để có hướng xử trí phù hợp. Chúc cha mẹ và các bé thật nhiều sức khỏe, cùng đón chờ những bài viết hữu ích được cập nhật thường xuyên từ Nhà thuốc Long Châu nhé.

Xem thêm: Da trẻ sơ sinh nổi vân hoa có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin