Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ trơn còn được biết đến với tên gọi là cơ tạng, là một trong ba loại cơ cấu tạo nên cơ thể người cùng với cơ vân và cơ tim. Sở dĩ cơn trơn được gọi là cơ tạng bởi nó là thành phần cấu tạo mạch máu hay những cơ quan nội tạng rỗng như dạ dày, ruột hay bàng quang,… Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu trúc và chức năng của cơ trơn đối với cơ thể, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Cơ trơn là một trong ba nhóm cơ quan trọng của cơ thể người. Cơ trơn thường bao quanh các ống dẫn, những cơ quan rỗng và là thành phần cấu tạo của mạch máu. Nó tham gia quá trình lưu thông máu và khí của cơ thể, giúp giữ lại những khoáng chất và đào thải nước tiểu, đảm bảo quá trình tiêu hoá thức ăn. Cụ thể những đặc điểm cấu trúc và chức năng của cơ trơn đối với cơ thể sẽ được nêu rõ trong bài viết sau.
Cơ trơn là một loại mô trong cơ thể, cùng với cơ xương và cơ tim tạo thành hệ thống cơ bắp của cơ thể. Tuy nhiên khác với cơ xương, cơ trơn khá trơn tru, không có các đường vân nhỏ như cơ xương và không mang tính tự chủ như cơ tim.
Cơ trơn được cấu tạo từ các sợi cơ trơn với tên gọi là myocytes. Mỗi sợi cơ trơn là một tế bào kéo dài ra, có hình thoi với đường kính khoảng từ 2 - 5 micromet và chiều dài khoảng từ 20 - 500 micromet.
Cơ trơn tạo thành các mô nâng đỡ của các mạch máu, các cơ quan nội tạng rỗng trong cơ thể như: Dạ dày, ruột, bàng quang, phế quản, tử cung, niệu quản, niệu đạo.
Trong giải phẫu học, cơ trơn được chia thành hai nhóm nhỏ, bao gồm cơ trơn một đơn vị và cơ trơn đa đơn vị. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều thuộc loại cơ trơn một đơn vị, riêng trong móng mắt có chứa các động mạch đàn hồi lớn và trong khí quản là cơ trơn đa đơn vị. Trong mỗi ô đơn vị, toàn bộ lớp cơ hay bó cơ sẽ hoạt động như một thể thống nhất. Điều này có nghĩa là toàn bộ cơ sẽ giãn ra hoặc toàn bộ cơ sẽ cùng co lại.
Cơ trơn được điều hoà và kiểm soát bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố thần kinh khác nhau. Bên cạnh đó, nó cũng bị chi phối bởi sự tác động giữa các tế bào với nhau hay các chất ức chế, chất hoạt hoá được tạo ra tại chỗ. Một đặc tính nổi bật của cơ trơn đó là nó rất nhạy cảm với các chất hoá học, đặc biệt là các chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholin và noradrenalin. Acetylcholin vừa là chất dẫn truyền kích thích đối với cơ trơn ở một số cơ quan nhưng đồng thời lại là chất dẫn truyền ức chế đối với cơ trơn ở một số cơ quan khác.
Cơ trơn có cơ chế hoạt động co bóp, điều hoà khá tương tự với cơ xương nhưng nó có khả năng đàn hồi tốt và dẻo dai hơn. Nó có khả năng duy trì lại hình dáng ban đầu và không bị thay đổi về sức căng sau khi bị kéo giãn. Chính bởi đặc tính dẻo dai của cơ trơn đã đóng vai trò rất lớn đối với hoạt động bình thường của những cơ quan rỗng.
Cơ trơn xuất hiện ở nhiều vị trí trong cơ thể. Nó là thành phần cấu tạo của các ống dẫn như tĩnh mạch và động mạch của hệ tuần hoàn hay đường tiết niệu, hô hấp, hệ thống sinh sản. Cơ trơn cũng xuất hiện trong thành của những cơ quan rỗng như dạ dày, ruột, bàng quang, tử cung…
Bên cạnh đó, cơ trơn cũng được tìm thấy ở mắt và da. Đối với cơ trơn ở mắt thường được gọi là cơ mi. Loại cơ trơn này sẽ giúp mống mắt co lại hoặc giãn ra, đồng thời hỗ trợ làm thay đổi hình dạng của thuỷ tinh thể. Còn đối với cơ trơn trong da, chúng có nhiệm vụ làm tăng độ nhạy cảm của da, gây ra cảm giác tóc dựng đứng khi sợ hãi hay phản ứng với nhiệt độ.
Myosin và actin là hai thành phần chủ yếu của cơ trơn, giúp cho mô cơ trơn co lại khi có những kích thích.
Trong cơ trơn, đa số các myosin đều thuộc nhóm thứ II. Myosin II được cấu tạo từ hai chuỗi nặng tạo thành vùng đầu và đuôi. Điểm đặc trưng của myosin II đó là nó có cấu tạo hai đầu. Ngoài hai chuỗi nặng, myosin II còn có bốn chuỗi nhẹ với hai chuỗi ở trên đầu và hai chuỗi ở phần đuôi. Các chuỗi nhẹ liên kết với những chuỗi nặng ở phần cổ nằm giữa vùng đầu và vùng đuôi. Thông qua sự liên kết này giúp hình thành nên hàng trăm loại cấu trúc myosin khác nhau.
Phần lớn các sợi mảnh được cấu tạo từ sợi alpha và gamma actin, trong đó sợi alpha actin cơ trơn được xác định là đồng dạng và tồn tại chủ yếu trong cơ trơn. Ngoài ra, cơ trơn còn được cấu tạo từ sợi beta actin và nhiều loại actin khác. Mặc dù chúng không tham gia vào quá trình co cơ nhưng có vai trò trong việc hỗ trợ và đảm bảo quá trình căng cơ học được diễn ra một cách hiệu quả.
Alpha actin của sợi cơ trơn hoạt động dưới dạng đồng dạng với alpha actin của cơ xương và cơ tim. Tỷ lệ giữa myosin và actin trong cơ trơn là từ 1:2 đến 1:10 tuỳ loại.
Ngoài hai thành phần chính bên trên, cơ trơn còn được cấu tạo từ một số loại protein như calmodulin (có chức năng điều hoà trong cơ trơn), caldesmon hay calponin.
Những tế bào cơ trơn ở những vị trí cơ quan khác nhau thì sẽ đảm nhiệm những chức năng cụ thể khác nhau.
Chức năng của cơ trơn đối với mạch máu kể cả tiểu động mạch và động mạch là co bóp, điều chỉnh đường kính lòng mạch, giúp ổn định lưu lượng máu đến các cơ quan và duy trì mức huyết áp ổn định. Trong tiểu phế quản, sự phối hợp của các mạch máu, một số cơ vòng và cơ trơn giúp co bóp chậm và tăng trương lực cũng như duy trì sự co bóp trong một khoảng thời gian dài.
Khi các cơ trơn của tiểu động mạch được kích thích sẽ khiến cho đường kính của lòng mạch giảm đi 1/3 so với ban đầu khi nghỉ ngơi, điều này có thể làm thay đổi đáng kể sức cản và lưu lượng máu lưu thông trong lòng mạch. Tuy nhiên, dưới sự kích hoạt của cơ trơn động mạch chủ lại không làm thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể đường kính của lòng mạch.
Cơ trơn của đường tiêu hoá hoạt động theo kiểu nhu động nhịp nhàng, co bóp theo pha, giúp đẩy thức ăn cùng nước di chuyển trong đường tiêu hoá. Cụ thể, thức ăn từ miệng sẽ đi xuống thực quản vào dạ dày, qua ruột, sau đó được đưa xuống hậu môn và cuối cùng là đẩy ra ngoài.
Các cơ ở phía trên dạ dày sẽ có xu hướng giãn ra để tiếp nhận thức ăn và nước đi vào. Các cơ ở phía dưới sẽ tiếp nhận thức ăn và nước, co bóp để trộn đều chúng với dịch tiêu hoá. Sau khi thức ăn đã được tiêu hoá ở dạ dày, phần còn lại sẽ được co bóp để đẩy xuống ruột non, qua ruột già để chuyển thành phân và được tống ra khỏi cơ thể. Quá trình nhu động ruột này diễn ra suôn sẻ và thuận lợi đều nhờ vào những cử động của cơ trơn.
Các bộ phận của hệ tiết niệu như bàng quang, thận, tuyến tiền liệt, niệu đạo, niệu quản, dương vật, âm vật đều tồn tại hai loại cơ là cơ xương và cơ trơn. Chức năng của cơ trơn đối với hệ tiết niệu đó là giúp giải phóng nước tiểu ra khỏi bàng quang và hoạt động này cần có sự phối hợp với các dây thần kinh.
Cơ trơn ở mắt đảm nhiệm chức năng điều tiết đồng tử của mắt. Đồng tử giãn ra hay co lại sẽ phụ thuộc vào độ chói cũng như lượng ánh sáng chiếu vào mắt và khả năng co giãn của đồng tử sẽ phụ thuộc vào độ nhạy, sự linh hoạt và khả năng chuyển động của cơ trơn ở mắt.
Các cơ trơn ở tử cung đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Cụ thể trong thời kỳ mang thai, các cơ tử cung có vai trò giãn nở để bảo vệ và tạo không gian phù hợp với kích thước của thai nhi. Khi chuyển dạ, cơ trơn ở tử cung lúc này sẽ co rút và giãn rộng liên tục để tạo lực đẩy em bé ra ngoài âm đạo. Hơn thế nữa, các cơ sàn chậu cũng sẽ tham gia hoạt động để đấy đầu em bé về phía âm đạo, thuận tiện cho quá trình sinh con.
Các vấn đề và bệnh lý gây ảnh hưởng đến cơ trơn có thể kể đến như:
Đa số khối u của cơ trơn là lành tính. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian, các khối u này có thể chuyển thành khối u ác tính còn được gọi là u cơ trơn. U cơ trơn có thể hình thành và phát triển ở bất kỳ cơ quan nào, tồn tại phổ biến ở thực quản, ruột non và tử cung. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm, các khối u lành tính không được kiểm soát chặt chẽ thì có nguy cơ tiến triển thành u ác tính gây nguy hiểm.
Những kháng thể này và quá trình sản sinh của nó thường liên quan đến tình trạng viêm gan tự miễn. Loại kháng thể này sẽ chống lại tế bào cơ trơn và cũng có thể là chỉ dấu cho tình trạng rối loạn miễn dịch của cơ thể, điển hình như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh xơ gan…
Đây là những tổn thương bẩm sinh hoặc xuất hiện trong quá trình sinh hoạt. Loại u này tiến triển từ nhiều thành phần khác nhau của da và chủ yếu phát sinh từ cơ trơn. Những vị trí như lưng, ngực và chi là những khu vực dễ xuất hiện tổn thương nhất. Hamartoma có những đặc điểm đa dạng, chúng có thể ở dạng dát đơn thuần, dạng mảng nổi trên bề mặt da, rậm lông, tăng sắc tố hay không có nang lông, dấu hiệu Darier giả…
Thông qua bài viết, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu trúc và chức năng của cơ trơn đối với cơ thể. Cơ trơn là tổ chức mô quan trọng, là thành phần cấu tạo của mạch máu và nhiều hệ cơ quan của cơ thể. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn từ cơ trơn. Chính vì thế, khi thấy có dấu hiệu bất thường hay khó chịu trong người hãy chủ động đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.