Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mề đay là một bệnh lý ngoài da phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu. Vậy làm sao để điều trị bệnh mề đay nhiễm trùng an toàn? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết bên dưới.
Bệnh mề đay nhiễm trùng là một bệnh ngoài da phổ biến dẫn đến các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Các nguyên nhân thường gặp gây bệnh mề đay là dị ứng thuốc, thức ăn, nhiễm độc hoặc côn trùng, lông động vật, bụi bẩn,... Mề đay mãn tính thường khó điều trị hơn do đó khi có dấu hiệu mề đay cấp tính cần tìm ra nguyên nhân và điều trị ngay lập tức.
Mề đay là những mảng nổi trên da, có màu hồng hoặc đỏ xung quanh và ở trung tâm thường nhạt hoặc trắng. Nổi mề đay thường có hình tròn, bầu dục hoặc ngoằn ngoèo, đặc biệt ngứa ngáy. Kích thước của phát ban cũng thay đổi từ vài mm đến vài cm. Có thể phát ban trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.
Diễn biến của mề đay thường xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn hay dài tuỳ thuộc ở mỗi người. Có thể xuất hiện trong vài giờ và biến mất trong vòng 24 giờ được gọi là mề đay cấp tính, không gây đau và biến mất mà không để lại dấu vết trừ khi bạn gãi gây trầy xước. Nếu mảng mề đay biến mất và để lại vết bầm tím thì có thể là do một bệnh lý khác.
Mề đay có thể gây đau, phù mạch như sưng mặt, môi, các chi,... Tuy nhiên nếu chỉ bị phù mạch mà không có các mảng mề đay thì có thể do nguyên nhân khác như dị ứng thuốc chẳng hạn.
Nhiễm trùng (nhiễm virus hoặc vi khuẩn): Nhiễm virus phổ biến hơn chiếm khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh. Các loại virus phổ biến nhất là piconavirus, coronavirus, virus hợp bào hô hấp và một số loại virus khác.
Khi phát ban không điều trị được bằng thuốc chống dị ứng nhưng đáp ứng với thuốc kháng sinh thì có thể là mề đay nhiễm khuẩn. Mề đay cũng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của bệnh nhiễm viêm gan A và B hoặc HIV.
Nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, giun đũa,... Đây là những nguyên nhân gây ra mề đay cấp tính. Ăn các loại thực phẩm sống, có chứa ký sinh trùng cũng có thể gây phát ban.
Dị ứng thuốc: Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc dễ gây dị ứng, trong đó kháng sinh nhóm betalactam là dễ gây dị ứng nhất.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như nhiễm độc thuốc trừ sâu, thức ăn và phụ gia thực phẩm, do thay đổi thời tiết,...
Mề đay là bệnh ngoài da thường ít nguy hiểm nhưng gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, nhất là khi triệu chứng này kéo dài. Do đó, nên chủ động điều trị sớm khi mới xuất hiện, tránh lây lan đến vùng da xung quanh. Có hai phương pháp điều trị bệnh mề đay được áp dụng cho từng bệnh nhân như sau:
Cần tìm ra nguyên nhân gây mề đay nhiễm trùng để tránh xa. Ngoài ra có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm nổi mề đay:
Các trường hợp nổi mề đay nặng phải dùng thuốc để giảm các triệu chứng và giúp người bệnh dễ chịu hơn, bao gồm:
Bệnh mề đay là tình trạng phổ biến ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh do đó không nên chủ quan. Vì đó có thể là dấu hiệu của cơ địa dị ứng nặng, sốc phản vệ hoặc nhiều biến chứng khó lường khác. Vì vậy, sau khi xác định được nguyên nhân gây dị ứng, hãy đảm bảo tránh tiếp xúc với tác nhân đó. Nếu tác nhân đó phổ biến đến mức có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bạn nên liên hệ với trung tâm dị ứng để giải dị ứng với tác nhân đó. Còn những trường hợp khác thì người bệnh nếu có những biểu hiện bị mề đay nhiễm trùng thì nên đi đến bệnh viện để được hướng dẫn cách điều trị cụ thể.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.