Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có giấc ngủ ngon nhưng lại bị đắng miệng khi ngủ dậy. Vị đắng này thường lâu tan và khiến cho bạn vô cùng khó chịu. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và nguyên nhân là do đâu?
Đắng miệng khi ngủ dậy là hiện tượng miệng có cảm giác đắng khi tỉnh giấc vào buổi sáng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả cho câu hỏi ngủ dậy miệng đắng là dấu hiệu của bệnh gì?
Đắng miệng là hiện thương thay đổi vị giác, cảm nhận có vị đắng trong trong khoang miệng. Thông thường, đây là phản ứng bình thường khi ăn đồ ăn có vị chua cay hay vị đắng. Tuy nhiên nếu loại trừ nguyên nhân do thực phẩm và tình trạng này kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Miệng đắng khi ngủ dậy có thể đi kèm theo tình trạng như:
Thậm chí nhiều trường hợp người bệnh không thể nếm được các mùi vị khác, kể cả đánh răng rồi vẫn thấy miệng hơi đắng.
Nếu chỉ đơn thuần do ăn thực phẩm có vị đắng thì không đáng ngại, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì đây là dấu hiệu cảnh báo cho một số căn bệnh nguy hiểm.
Theo Đông y, khi gan và mật bị rối loạn chức năng có thể gây tình trạng đắng miệng kèm theo đau tức hông sườn và tiêu hóa kém. Trường hợp gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, suy giảm chức năng gan do làm việc quá tải cũng gây đắng miệng.
Những người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng có thể cảm nhận được vị đắng nhẹ trong miệng. Một số người bị hôi miệng và cảm giác như có vị kim loại trong miệng.
Dịch mật được sản xuất ở gan và túi mật tiêu hóa chất béo và loại bỏ tế bào hồng cầu chết. Khi môn vị bị tổn thương dẫn đến dịch mật trào ngược lên dạ dày, thực quản sẽ làm bệnh nhân cảm thấy có vị đắng trong miệng.
Cùng với đó là:
Trào ngược dạ dày thực quản là do cơ vòng ở đầu dạ dày yếu đi theo thời gian hay do chế độ sinh hoạt kém khoa học. Lúc này acid dạ dày có thể trào lên thực quản. Người bệnh cảm thấy như có lửa đối ở vùng ngực, bụng đồng thời miệng xuất hiện vị chua đắng.
Bệnh nhân bị khô miệng do tuyến nước bọt không làm việc khiến cho miệng bị khô, vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn cũng gây hiện tượng đắng miệng. Nhiều trường hợp bị tiêu chảy, nôn nhiều cũng sẽ bị đắng miệng.
Các chị em mang bầu đôi khi cũng cảm thấy bị đắng miệng. Đây là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến vị giác. Thai phụ cũng có thể cảm thấy miệng có vị đắng, vị kim loại hay mùi tanh. Tuy nhiên những tình trạng đắng miệng khi mang thai này đa số sẽ biến mất sau khi sinh.
Một số thuốc cũng có vị đắng mạnh mẽ hơn so với các thuốc khác. Và vị đắng hóa chất này sẽ tiết vào nước bọt gây đắng miệng. Đầu bảng có thể kể đến như Tetracyclin, các vitamin chứa kẽm, sắt, một số thuốc tim mạch như Digoxin…
Tổn thương dây thần kinh vị giác cũng gây ra sự biến đổi vị giác của mỗi người. Có thể do những nguyên nhân như bệnh động kinh, ở não, đa xơ cứng, suy giảm trí tuệ.
Người đang hóa trị, xạ trị điều trị ung thư cũng có thể khiến bệnh nhân bị đắng miệng. Thậm chí ngay khi uống nước cũng có vị đắng.
Ngoài ra một số nguyên nhân ít gặp hơn như căng thẳng, nấm miệng, bệnh lý răng miệng cũng có thể gây tình trạng đắng miệng.
Để có thể điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn cần làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp chưa thể đi khám ngay, bạn có thể thể thử một vài cách sau:
Chải răng mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và loại bỏ mùi đắng trong miệng. Chải răng đủ 2 - 3 phút để bảo đảm loại sạch vi khuẩn mảng bám và thức ăn sót lại. Bên cạnh đó, hãy dùng tăm nước hay chỉ nha khoa để làm sạch tận sâu các kẽ răng.
Bên cạnh đó, đừng quên chải lưỡi khi đánh răng. Rất nhiều người bỏ qua việc làm sạch lưỡi mà chỉ chú ý đánh răng. Đây là điều hết sức sai lầm, vì bản thân lưỡi cũng là địa bàn lý tưởng của vi khuẩn có thể dẫn đến đắng miệng khi ngủ dậy.
Một số bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị chứng đắng miệng bạn có thể tham khảo như:
Bài Trúc nhự thanh vị ẩm
Chuẩn bị: 30g lô căn, 12g nguyên liệu trúc nhự, bạch thược, thạch hộc (hoàng thảo dẹt) và chỉ xác mỗi vị 10g, 6g các loại bạc hà, cam thảo, 15g các thảo dược bồ công anh, mạch môn, thạch cao nung. Tất cả đem sắc, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài Khổng thị thanh vị phương
Bài thuốc này cải thiện mùi hôi trong miệng, tiêu khát, trị táo bón, nước tiểu vàng.
Chuẩn bị: 12g tri mẫu, xạ can, 10g mạch môn, 20g sinh thạch cao. Đem sắc cùng với lượng nước vừa phải. Sử dụng thuốc 2 lần trước khi ăn để có hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin để giải đáp cho câu hỏi: "Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì?". Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe bạn thân để tránh được tình trạng này.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.