Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Đau bụng dưới bên phải khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngày 11/12/2023
Kích thước chữ

Đau bụng dưới bên phải khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong những trường hợp thông thường, cơn đau này thường không phải là dấu hiệu nguy hiểm, nhưng trong một số tình huống, nó có thể báo hiệu về các vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi sự can thiệp y khoa kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Khi mang thai thường mẹ có thể sẽ cảm giác xuất hiện cơn đau bụng dưới bên phải cảm giác lâm râm, âm ỉ .Tuy nhiên khi cơn đau bụng dưới bên phải khi mang thai cùng với các dấu hiệu bất thường đi kèm có thể cảnh báo một số tình trạng nguy hiểm.

Mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Khi mang thai cơ thể của mẹ sẽ thay đổi ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ:

Đau lưng và đau vùng chậu: Trọng tâm cơ thể thay đổi khiến bạn cảm thấy đau lưng, đau vùng chậu, đặc biệt trong 3 tháng cuối trước khi sinh. Cơn đau dây chằng cũng có thể xuất hiện do các dây chằng ở vùng dưới tử cung căng giãn và mở rộng để hỗ trợ tử cung lớn dần.

dau-bung-duoi-ben-phai-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong 1.jpg
Nhiều mẹ bầu cảm thấy đau lưng, đau vùng chậu

Hội chứng ống cổ tay: Chiếm khoảng từ 21% đến 62% các trường hợp, thường do phù nề gây ra.

Táo bón và bệnh trĩ: Sự giảm chuyển động thức ăn trong ruột và tăng progesterone có thể gây táo bón. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh trĩ ở một số trường hợp mang thai.

Cơn co thắt không đau: Thường xảy ra vài lần mỗi ngày, không gây đau nhưng là hiện tượng phổ biến.

Phù: Phù thường xảy ra do áp lực tĩnh mạch tăng khi tử cung lớn lên, làm nén ép các tĩnh mạch gần tử cung.

Rối loạn tiêu hóa: Mửa, ợ chua, và buồn nôn thường gặp khi mang thai.

Đi tiểu nhiều: Tăng thể tích trong mạch và sự đè nén bàng quang do tử cung lớn có thể làm bạn đi tiểu nhiều hơn.

Suy tĩnh mạch: Sự giãn các tĩnh mạch cơ trơn và tăng áp lực nội mạch có thể dẫn đến triệu chứng này.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ biểu hiện bất thường nào khi mang thai, nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra chẩn đoán và điều trị đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải khi mang thai:

Đầy bụng và tiêu hóa kém: Sự thay đổi về hormone khiến hệ tiêu hóa kém hiệu quả, gây cảm giác khó chịu và đau bụng.

Táo bón: Hormone ảnh hưởng đến hoạt động ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và tạo ra cảm giác đau âm ỉ.

dau-bung-duoi-ben-phai-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong 2.jpg
Táo bón làm chậm quá trình tiêu hóa gây đau bụng dưới bên phải khi mang thai

Đau dây chằng: Khi thai nhi phát triển, dây chằng giãn ra, mất tính đàn hồi, gây ra đau khi thực hiện những cử động nhẹ.

Co thắt giả (Braxton Hicks): Cơn co thắt này chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, tạo cảm giác đau thắt dưới bụng.

Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa khi mang thai thường khó phân biệt, nhưng có thể gây ra cơn đau nguy hiểm và cần can thiệp y tế kịp thời.

Dọa sảy thai hoặc sảy thai: Đau đớn không đều, kèm ra máu tươi có cục, là dấu hiệu mẹ bầu cần thăm khám ngay.

Bong nhau non: Đau kèm ra máu âm đạo, co thắt, chuột rút, cảnh báo có thể có bong nhau non, yêu cầu xử lý ngay.

Tiền sản giật: Biến chứng nguy hiểm gây ra bởi huyết áp cao, có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Các dấu hiệu này cần được quan sát và chẩn đoán kỹ lưỡng, đặc biệt khi có những triệu chứng bất thường như ra máu, cơn đau dữ dội cục bộ kéo dài, hoặc các triệu chứng khác như phù mặt, đau đầu. Trong những trường hợp này, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra xử lý phù hợp để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Đau bụng dưới bên phải khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau bụng khi mang thai không nhất thiết là biểu hiện của một tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong quá trình mang thai, tính chất và các dấu hiệu kèm theo sẽ phản ánh xem cơn đau đó có phải là hiện tượng nguy hiểm hay không. Các chuyên gia sản khoa cho biết, cảm giác lâm râm, âm ỉ bụng dưới bên phải khi mang thai là một biểu hiện bình thường. Đây thường là dấu hiệu rõ ràng cho thấy thai đang được lấy tổ dạ con, đặc biệt vào giai đoạn đầu tiên khi thai cố gắng bám vào tử cung. Đau âm ỉ bụng dưới bên phải cũng có thể do các cơn ốm nghén gây ra.

Thường thì tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 2 - 3 ngày, cơn đau này thường không kéo dài và có xu hướng giảm đi. Trong những tháng sau, khi thai lớn lên, cảm giác đau có thể tiếp tục, phần lớn là do sự căng cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung ngày càng lớn. Đau bụng có thể xuất hiện khi mẹ hoặc đứng dậy, nhưng điều này không nguy hiểm.

Mặc dù đau bụng dưới bên phải khi mang thai ở giai đoạn đầu có thể là điều bình thường, nhưng khi có những triệu chứng bất thường đi kèm, có thể cần lưu ý:

  • Nếu đau bụng dữ dội kèm theo ra máu đen, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, hoặc cảm giác mệt mỏi, suy kiệt có thể là dấu hiệu của chửa ngoài dạ con.
  • Nếu đau bụng kéo dài, không giảm đi và tăng cường dần, hoặc có khoảng cách giữa các cơn đau càng ngày càng ngắn và đột ngột mất tiếp theo bởi ra máu tươi, có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc nguy cơ sảy thai. Trong trường hợp mẹ bầu trải qua những cơn đau này và sau đó đau bụng giảm đi, có thể thai nhi đã bị đẩy ra khỏi tử cung.

Đau bụng dưới bên phải khi mang thai phải làm sao?

Để giảm thiểu cơn đau ở bụng dưới bên phải khi mang thai, có một số biện pháp có thể áp dụng:

Nghỉ ngơi và thay đổi tư thế: Khi cơn đau xuất hiện, hãy nghỉ ngơi và cố gắng ngồi xuống một lúc. Nằm nghiêng về phía bên phải và gác chân lên có thể giúp giảm áp lực lên khu vực bụng dưới bên phải.

dau-bung-duoi-ben-phai-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong 3.jpg
Nằm nghiêng về phía bên phải giúp giảm thiểu cơn đau bụng dưới bên phải khi mang thai

Sử dụng nước ấm và túi nước nóng: Tắm nước ấm hoặc chườm khu vực đau bằng túi nước ấm có thể giúp làm dịu cơn đau và giảm căng thẳng cơ bắp.

Thư giãn tinh thần và massage nhẹ nhàng: Thực hiện các kỹ thuật thư giãn, tập yoga nhẹ nhàng hoặc massage vùng bụng dưới cũng có thể giúp giảm căng thẳng và làm dịu cơn đau.

Nghỉ ngơi đầy đủ và vận động đúng cách: Bảo đảm bạn có đủ giấc ngủ và thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng và an toàn để giữ cơ thể linh hoạt và khỏe mạnh.

Thăm khám bác sĩ kịp thời: Trong trường hợp đau quá nhiều hoặc kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể của cơn đau. Điều này sẽ giúp bạn nhận được hướng xử lý kịp thời và an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Đặc biệt, tránh tự ý dùng thuốc và tự điều trị tại nhà. Việc sử dụng thuốc không được chỉ định có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai. Hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.