Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau bụng kinh bên phải có nguy hiểm không?

Ngày 07/11/2018
Kích thước chữ

Mỗi khi đến ngày đèn đỏ chị em lại phải trải qua những cơn đau bụng kinh khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có người đau âm ỉ, có người đau dữ dội, vị trí đau cũng khác . Vậy đau bụng kinh bên phải thì có nguy hiểm không? 

Mỗi khi đến ngày đèn đỏ chị em lại phải trải qua những cơn đau bụng kinh khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có người đau âm ỉ, có người đau dữ dội, vị trí đau cũng khác . Vậy đau bụng kinh bên phải thì có nguy hiểm không? 

Vị trí đau bụng kinh thường ở đâu?

Thông thường bụng được phân chia một cách tương đối thành bốn vị trị khác nhau. Dựa vào rốn làm mốc có bốn phần, đó là trên rốn hay thượng vị, dưới rốn hay hạ vị (bụng dưới), bên trái rốn là hố chậu trái, bên phải rốn là hố chậu phải. Như vậy, bên phải rốn chỉ vị trí một vùng hố chậu phải của bụng.

Đau bụng kinh là triệu chứng khá phổ biến và thường xuyên gặp phải ở các chị em phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên vị trí các cơn đau lại thường không giống nhau. Vị trí đau bụng kinh ở chỗ nào thường gặp nhất? Có những người đến kỳ kinh nguyệt thường đau bụng dưới, nhưng cũng có người đau âm ỉ bụng trên, đau hai vùng xương chậu, có người tập trung đau bụng kinh bên phải... và đấy là những dấu hiệu bình thường ở mỗi chu kì kinh nguyệt. Nếu như bạn thường bị đau bụng kinh ở phần bụng dưới hay hai bên xương chậu thì cũng yên tâm rằng chúng đều là những triệu chứng bình thường khi đến chu kỳ kinh.

Đau bụng kinh bên phải có nguy hiểm không? 1Vị trí các cơn đau bụng kinh thường không giống nhau

Nguyên nhân gây đau bụng kinh bên phải ở nữ giới

Nguyên nhân đau bụng kinh bên phải chủ yếu là do co thắt quá mức của cơ trơn tử cung khi máu kinh đi ra ngoài.

  • Tử cung co bóp đẩy máu kinh ra ngoài nếu quá trình diễn ra bình thường, đồng thời xuất hiện chất prostaglandin sẽ gây đau bụng.
  • Tử cung bất thường, vị trí không đúng, quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn, các cơ của tử cung co bóp nhiều hơn vì máu không được đẩy ra ngoài sẽ dẫn đến ngày kinh cơn đau co thắt mạnh hơn.
  • Hormone estrogen và progesterone đột ngột suy giảm cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh.
  • Chị em có đường tử cung bị dị dạng hay đường tử cung hẹp máu ứ trệ khó thoát ra ngoài âm đạo.
  • Đau bụng kinh nguồn cơn có thể do chị em bị lạc nội mạc tử cung, đây là bệnh gây vô sinh phần lớn ở phụ nữ với tỉ lệ rất cao.

Ngoài ra, đau bụng kinh còn là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, nếu không được điều trị nhanh chóng dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ.

Đau bụng kinh bên phải có nguy hiểm không? 2Đau bụng kinh bên phải kéo dài có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

Nên làm gì khi bị đau bụng kinh bên phải?

Dù bạn đau bụng kinh bên phải hay ở vị trí nào, bạn cũng nên thực hiện những điều dưới đây để có thể giảm bớt cơn đau và bảo vệ sức khoẻ của mình.

  • Ăn uống đủ chất,  ăn nhiều rau có màu xanh đậm, trái cây, tăng cường ăn cá. Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ ngọt, đồ cay nóng,… dễ gây táo bón khiến bụng chướng đầy hơn.
  • Chị em nên uống nước ấm và dùng các loại vitamin tổng hợp và canxi.
  • Không uống cà phê, bia, rượu, đồ có gas,.. các chất kích thích có thể gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.
  • Nên dán miếng dán nhiệt hoặc chườm ấm bụng bằng chai thủy tinh hoặc khăn ấm.
  • Massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau thật hiệu quả.
  • Vệ sinh phụ khoa đúng cách và sạch sẽ, không rửa sâu vào trong vùng kín, không dùng dung dịch vệ sinh có chất khử mùi.
Đau bụng kinh bên phải có nguy hiểm không? 3Chườm ấm là một trong những cách giúp làm giảm các cơn đau bụng kinh

Khi hiện tượng đau bụng kinh bên phải diễn biến xấu hoặc có bất cứ hiện tượng lạ nào thì chị em nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Giang Na

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau bụng kinh