Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau đại tràng ngang là gì? Nguyên nhân gây ra cơn đau đại tràng

Ngày 21/07/2024
Kích thước chữ

Đau đại tràng ngang là triệu chứng phổ biến của nhiều căn bệnh nguy hiểm, nhưng hầu hết các trường hợp mọi người đều có sự nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên thường chủ quan, cho đến khi bệnh trở nặng mới tìm cách chữa trị.

Đau đại tràng ngang ngoài là biểu hiện thường gặp ở nhiều bệnh nhân bị viêm đại tràng, còn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên thực tế thay vì chọn thăm khám sớm tại bệnh viện, mọi người có xu hướng tự uống thuốc điều tại nhà vì chủ quan bệnh sẽ không sao, cho đến khi tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Vậy đau đại tràng ngang xuất phát từ những tác nhân nào? Có thể phòng ngừa được không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Cơn đau đại tràng ngang xuất phát ở đâu trong cơ thể?

Đại tràng (ruột già) là thành phần không thể thiếu trong hệ thống tiêu hóa bao gồm các bộ phận chính cấu thành như: Manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng.

Trong đó đại tràng ngang nằm tiếp nối 2 đoạn đại tràng lên và xuống, trải dài từ vị trí góc gan qua ổ bụng đến đại tràng ở góc lách với độ dài trung bình đến 55cm.

Đại tràng ngang là nơi chứa các chất cặn bã được chuyển từ ruột non xuống, đồng thời cũng là bước chắt lọc lại nước, các chất dinh dưỡng khác và tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.

Đó cũng là nguyên nhân làm cho đại tràng ngang dễ bị viêm nhiễm dẫn đến các cơn đau đại tràng ngang. Tuy nhiên cơn đau chỉ xảy ra ở phần đại tràng ngang, không xảy ra ở toàn bộ đại tràng.

Đau đại tràng ngang là gì? 9 nguyên nhân gây ra cơn đau đại tràng 1
Đại tràng ngang nằm tại vị trí nào của cơ thể?

Nguyên nhân dẫn đến cơn đau đại tràng nhiều người hay chủ quan

Dưới đây là một số lý do dẫn đến xuất hiện các cơn đau đại tràng ngang mà nhiều người vẫn còn nhầm lẫn và chủ quan.

Do viêm đại tràng

Viêm đại tràng do niêm mạc đại tràng bị nhiễm trùng, bị viêm hoặc xuất phát từ bệnh viêm đường ruột, viêm đại tràng vi thể,... Bệnh nhân sẽ cảm nhận cơn đau ngày càng nhiều hơn tại vị trí đại tràng, nhưng sẽ thuyên giảm sau khi đi đại tiện.

Ngoài biểu hiện đau bụng sẽ kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, cơ thể suy nhược,...

Đau đại tràng ngang là gì? 9 nguyên nhân gây ra cơn đau đại tràng 2
Viêm đại tràng là một nguyên nhân phổ biến gây ra cơn đau đại tràng ngang

Do gặp vấn đề tiêu hóa

Nguyên nhân thứ hai gây ra cơn đau đại tràng ngang có thể do các vấn đề tiêu hóa, bao gồm:

  • Táo bón: Phân quá cứng khó đi ngoài đại tràng và trực tràng, khiến bụng và hậu môn bị đau. Ở nhiều trường hợp hậu môn còn bị rách và nứt gây chảy máu và đau dữ dội khi đại tiện.
  • Tiêu chảy: Do cơ thể không hấp thụ thức ăn hoặc nhiễm vi khuẩn làm xuất hiện các cơn đau thắt đại tràng dồn dập và thường xuyên dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc chỉ toàn nước, gây kích ứng, châm chích hậu môn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Như bệnh Crohn, viêm ruột kết tràng, hội chứng ruột kích thích,... đều có nguy cơ dẫn đến cơn đau đại tràng ngang.

Do đại tràng bị nhiễm khuẩn

Một số vi khuẩn như vi khuẩn E.coli, Campylobacter,... có thể gây nhiễm trùng và khiến đại tràng bị tổn thương dẫn đến các cơn đau đại tràng ngang.

Do biến chứng viêm ruột

Ở số ít trường hợp mắc bệnh viêm ruột kéo dài kèm theo các biến chứng như viêm ruột thừa, viêm ruột tràng nón và viêm ruột trực tràng, tất cả đều có khả năng gây ra cơn đau đại tràng ngang.

Do viêm đại tràng thiếu máu cục bộ

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có thể khiến ruột già bị viêm nhiễm vì không đủ máu cung cấp oxy, trong đó cơn đau đại tràng ngang là một biểu hiện thường gặp của bệnh lý này và có thể trở nên nặng hơn nếu không can thiệp sớm.

Nguy hiểm hơn bệnh thiếu máu trực tràng còn dẫn đến nhiều biểu hiện khác như nôn mửa có máu, tiêu chảy, bụng co cứng,...

Do dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn cũng có nguy cơ dẫn đến các cơn đau đại tràng ngang mà nhiều người vẫn chưa biết, một số thực phẩm có thể kể đến như lúa mì, sữa đậu nành,...

Do đại tràng ngang bị tổn thương hoặc bệnh lý

Bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư đại tràng,... đều có thể xuất hiện cơn đau đại tràng ngang.

Đau đại tràng ngang là gì? 9 nguyên nhân gây ra cơn đau đại tràng 3
Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh u nang tử cung cũng có khả năng cao xuất hiện cơn đau đại tràng

Do tình trạng căng thẳng kéo dài

Cuối cùng là nguyên nhân mà hầu như ai cũng gặp phải đó là để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, điều này tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa khiến axit dạ dày tiết nhiều dẫn đến các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như táo bón, chướng bụng đầy hơi, cơn đau đại tràng ngang,...

Cơn đau đại tràng ngang tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Có thể giai đoạn đầu cơn đau đại tràng ngang chỉ xuất hiện với tần suất ít nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan trong thời điểm này, cần phải thăm khám sớm trước khi tần suất lặp lại nhiều hơn sẽ gây ra các biến chứng sau đây:

Thủng đại tràng

Thủng đại tràng khi các lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt vì sử dụng kháng sinh quá nhiều và không đúng cách, các vi khuẩn có hại sẽ ăn sâu vào đại tràng, bào mòn và dẫn đến thủng.

Đau đại tràng ngang là gì? 9 nguyên nhân gây ra cơn đau đại tràng 4
Đau đại tràng nếu không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Giãn đại tràng cấp tính

Cơn đau đại tràng lâu ngày sẽ dẫn đến giãn đại tràng, khiến hệ tiêu hóa bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến loét và thủng.

Máu chảy nhiều

Khi cơn đau kéo dài, sẽ làm cho niêm mạc bị viêm nhiễm cùng với việc nếu bệnh nhân sử dụng rượu bia nhiều sẽ dẫn đến máu chảy nhiều và có thể tử vong nếu không được cấp cứu nhanh chóng.

Ung thư đại tràng

Cơn đau đại tràng có thể trở nặng và gây ung thư, nhưng trường hợp này thực tế sẽ ít gặp hơn các biến chứng trên.

Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những nguyên nhân dẫn đến cơn đau đại tràng ngang và cách phòng tránh hiệu quả. Đồng thời khi cơ thể xuất hiện những vấn đề gì bất thường, nên kiểm tra sớm để được bác sĩ chỉ định phương hướng điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin