Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mùa hè thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển mạnh mẽ, gây ra dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh tay chân miệng. Hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu của bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Vệc nhận biết chính xác các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng giúp bạn có thể tự chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và của những người xung quanh.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng thường được gây ra bởi virus trong nhóm Enterovirus, phổ biến nhất là virus Coxsackie A16 và Enterovirus loại 71. Trong số đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thường tự điều trị trong vài ngày.

dau-hieu-cua-benh-tay-chan-mieng-va-cach-phong-tranh.jpg
Bệnh tay chân miệng thường được gây ra bởi virus trong nhóm Enterovirus

Ngược lại, virus Enterovirus loại 71 (EV71) có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể gây tử vong.

Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus loại 71, một số chủng virus khác thuộc nhóm A như Coxsackie A4-A7, A9, A10 cũng như virus Coxsackie thuộc nhóm B (B1-B3 và B5) cũng có thể gây ra bệnh tay chân miệng.

Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này, đồng thời giảm thiểu tổn thương cho trẻ nhỏ.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết từ giai đoạn sớm đến khi bệnh phát triển, bao gồm:

Giai đoạn ủ bệnh (3 – 6 ngày):

  • Sốt nhẹ đến cao (37,5-38 độ C hoặc 38-39 độ C).
  • Đau họng.
  • Tổn thương và đau rát ở răng và miệng.
  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Biếng ăn.
  • Tiêu chảy.
dau-hieu-cua-benh-tay-chan-mieng-va-cach-phong-tranh 2.jpg
Bệnh tay chân miệng có dấu hiệu như tiêu chảy

Giai đoạn toàn phát (thường sau 1 – 2 ngày):

  • Ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.
  • Loét miệng ở niêm mạc má, lợi và lưỡi, gây đau khi ăn.
  • Mụn lở, rộp da trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng còn có thể biểu hiện khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi trẻ, như bóng nước ít hoặc chỉ xuất hiện hồng ban, hoặc chỉ loét miệng mà không có phát ban.

Trong trường hợp bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu trẻ có sốt cao kéo dài hơn 48 giờ hoặc có các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

Sau khi bệnh qua đi, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần và lần bị bệnh sau có thể do chủng virus khác so với lần trước.

Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, cần hiểu rõ cách virus lây lan. Virus gây bệnh tay chân miệng có thể truyền từ người sang người qua đường miệng, tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của người bệnh. Lây nhiễm có thể xảy ra trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh), nhưng virus vẫn còn tồn tại trong phân và nước bọt của bệnh nhân, có thể lây nhiễm trong vài tuần tiếp theo.

Con đường lây truyền bệnh tay chân miệng

Các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng có thể được mô tả chi tiết như sau:

Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh: Trẻ có thể lây nhiễm virus thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, như chạm vào da hoặc các bộ phận nhiễm bệnh của họ.

dau-hieu-cua-benh-tay-chan-mieng-va-cach-phong-tranh 3.jpg
Trẻ có thể lây nhiễm virus thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh

Hít phải dịch tiết, nước bọt của người bệnh: Virus cũng có thể lây truyền qua không khí khi trẻ hít phải dịch tiết hoặc nước bọt của người bệnh, thường xảy ra khi ăn uống chung, nói chuyện, hoặc người bệnh hắt hơi.

Tiếp xúc trực tiếp với các dịch từ mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh: Virus có thể lây từ các dịch tiết như mụn nước, bọng nước, và phân của người bệnh, đặc biệt là khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với chúng.

Chạm vào đồ chơi, vật dụng của trẻ bệnh: Trẻ có thể lây nhiễm virus khi chạm vào đồ chơi, vật dụng, hoặc bề mặt khác mà người bệnh đã tiếp xúc trước đó.

Lây qua bàn tay của người chăm sóc: Nếu người chăm sóc trẻ có tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng của họ và sau đó chạm vào trẻ mà không rửa tay kỹ, virus có thể lây truyền qua bàn tay của họ.

Do cách thức lây truyền virus khá nhanh và dễ dàng, bệnh tay chân miệng có thể bùng phát thành dịch lớn trong cộng đồng. Khi một trẻ bị mắc bệnh, nếu không có biện pháp phòng tránh kịp thời, những trẻ khác trong cộng đồng cũng có thể dễ dàng bị lây nhiễm.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Để giảm nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng cho trẻ, bố mẹ có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây:

Rửa tay thường xuyên: Trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc đồ uống cho trẻ, đảm bảo rửa tay kỹ càng bằng xà phòng.

dau-hieu-cua-benh-tay-chan-mieng-va-cach-phong-tranh 4.jpg
Tạo thói quen rửa tay kỹ càng bằng xà phòng cho trẻ

Rửa tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết: Sau khi thay tã cho trẻ hoặc tiếp xúc với các dịch tiết như nước bọt, cần rửa tay kỹ để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Vệ sinh vật dụng: Sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường để làm sạch các đồ chơi và vật dụng mà trẻ tiếp xúc thường xuyên.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh: Tránh ôm, hôn, và sử dụng chung quần áo hoặc đồ dùng cá nhân với trẻ bị bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với đám đông: Khi trẻ bị bệnh, hạn chế việc tiếp xúc với đám đông như đi nhà trẻ hoặc trường học để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hoặc hắt hơi: Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của virus qua các giọt nước bắn ra từ mũi và miệng.

Bảo đảm dinh dưỡng và cung cấp đủ nước cho trẻ: Đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống đầy đủ và bù nước kịp thời để ngăn chặn mất nước và hạ đường huyết.

Chăm sóc da và vệ sinh cơ thể: Tắm cho trẻ bằng nước có tính sát trùng nhẹ để tránh bội nhiễm vi khuẩn.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ: Theo dõi sát sao biểu hiện của trẻ và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sốt cao, mất tỉnh táo, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để đảm bảo việc chữa trị kịp thời và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tay chân miệng.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thể nhận biết được các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng. Vời thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho các loại virus phát triển mạnh, gây ra nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin