Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường biểu hiện như thế nào? Trẻ sơ sinh sau khi sinh ra cần được theo dõi kĩ lưỡng, chính vì thế nên nắm được những biểu hiện bất thường ở mắt của trẻ là rất quan trọng để phụ huynh có thể chủ động trong việc phát hiện một số vấn đề về sức khỏe của bé.
Trẻ sơ sinh khi cơ thể miễn dịch đang còn rất yếu và dễ mắc các mầm bệnh xung quanh nếu không được chú ý cẩn thận. Vậy những dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường biểu hiện như thế nào là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần biết và đề phòng.
Trẻ sinh ra đã có thị lực để nhìn thấy đồ vật và màu sắc. Trẻ sơ sinh có thể nhìn rõ các hình khối ở khoảng cách 20 - 40 cm. Trẻ thích nhìn những khuôn mặt qua những hình dạng khác nhau, hoặc những vật thể dạng hình tròn với những đường nét đậm nhạt. Trẻ sơ sinh đặc biệt thích nhìn khuôn mặt người hơn các hình dạng khác. Tuy nhiên, phải mất vài tháng thị giác của trẻ sơ sinh mới phát triển đầy đủ.
Ở tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4, nếu bé vẫn nhìn với đôi mắt lé (mắt trái và mắt phải nhìn về những hướng khác nhau), điều này có thể là bé đang có dấu hiệu về thị lực hoặc có vấn đề về cơ mắt.
Những dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường sẽ được biểu hiện như sau:
Khi xuất hiện những dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh về mắt gặp ở trẻ sơ sinh:
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến mắt đỏ và nhiều ghèn là do ống dẫn nước mắt của em bé bị tắc, khiến nước mắt ngừng chảy và bị tắc. Tắc nghẽn ống tuyến lệ là bệnh về mắt tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên rửa mắt cho trẻ thường xuyên. Trong mọi trường hợp, người mẹ không nên làm sạch ống dẫn nước mắt của con mình tại phòng khám không uy tín.
Trẻ sinh non hoặc bị khuyết tật như hội chứng Down thường gặp khó khăn về thị giác. Nếu mống mắt bị mờ, đục hoặc thậm chí có màu trắng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị đục thủy tinh thể, cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Trẻ cận thị chỉ có thể nhìn gần. Cận thị cũng có thể là một bệnh về mắt di truyền, việc phát hiện sớm cần phải khám mắt định kỳ khi trẻ được 6 tháng, 3 tuổi và trước khi vào lớp một.
Một số loại vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con trong khi sinh và có thể gây hại cho mắt của bé. Các mẹ nên theo dõi, kiểm tra cẩn thận thị lực của trẻ, nhanh chóng phát hiện những bất thường ở mắt trẻ và điều trị kịp thời.
Ngược lại với cận thị, trẻ viễn thị có thể nhìn rõ những vật ở xa nhưng không thể nhìn rõ những vật ở gần. Trẻ sơ sinh thường bị viễn thị nhưng tình trạng này dần dần tự khỏi. Nếu mắt trẻ không phát triển bình thường khi đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ sẽ tiếp tục bị viễn thị.
Thị lực kém hay nhược thị là tình trạng thị lực ở một mắt phát triển bất thường, gây suy giảm thị lực. Bệnh được phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao.
Cơ mắt của trẻ sơ sinh chưa được phối hợp tốt có thể khiến mắt bé bị lác hoặc nheo mắt. Tuy nhiên, sau một thời gian mắt sẽ trở lại bình thường. Ở trẻ trên 1 tuổi, việc không điều chỉnh được cả hai mắt cùng một lúc, có khi hội tụ về một chỗ, có khi nhìn về các hướng khác nhau có thể do cận thị, loạn thị, viễn thị,… Mắt thường xuyên phải điều chỉnh dẫn đến thị lực giảm (nhược thị), trẻ chỉ nhìn được 2 đến 3/10, càng phát hiện muộn thì tình trạng càng trầm trọng.
Khi có những dấu hiệu biểu hiện ở trên thì các cha mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế uy tín. Đề phòng những căn bệnh nguy hiểm và điều trị kịp thời vì khi trẻ sơ sinh sức đề kháng miễn dịch còn yếu. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức để cho trẻ có sức khỏe an toàn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường biểu hiện như thế nào. Đây là một trong những tình trạng có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Vì vậy phụ huynh cần lưu ý để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.