Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Đau họng nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi?

Ngày 16/08/2021
Kích thước chữ

Đau họng nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi? Đây là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Đau họng là một loại bệnh khá phổ biến và thường xuyên xảy ra, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bị đau họng thường gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Vậy đau họng nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Những khái niệm cần biết về đau họng

Đau họng là cảm giác vùng họng của chúng ta bị đau, ngứa và khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu gây đau họng là do nhiễm virus như là virus cúm,...và sẽ hết sau vài ngày nếu là do virus gây ra.

Ngoài ra còn có đau họng do vi khuẩn, gặp nhiều ở nhóm Streptococcus. Đau họng do vi khuẩn thường ít gặp nhưng lại nặng hơn nhiều so với virus. Để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra thì người bệnh đau họng do vi khuẩn thường điều trị bằng kháng sinh và nếu nặng sẽ phối hợp với nhiều phương pháp điều trị khác.

dau-hong-nen-an-gi-va-kieng-gi-de-mau-khoi-1

Những khái niệm cần biết về đau họng

Người bị đau họng thường gặp cảm giác cổ họng bị đau, khó chịu và bỏng rát, ăn không ngon miệng hay thậm chí là không muốn ăn gì. Chính vì vậy mà câu hỏi đau họng nên ăn gì và kiêng gì luôn là vấn đề của người bệnh, vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị đau họng?

Triệu chứng của bệnh đau họng khá đa dạng, ngoài ra chúng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

  • Đau và ngứa ở vùng cổ họng
  • Đau nặng hơn khi nuốt hoặc nói chuyện
  • Khó nuốt
  • Tuyến ở vùng cổ/ cằm bị sưng lên
  • Sưng đỏ lưỡi gà
  • Có các mảng trắng xuất hiện ở vùng hầu họng
  • Khan tiếng, giọng nói bị thay đổi
  • Sốt cao, ho, chảy nước mũi, hắt xì, đau nhức toàn thân, đau đầu, buồn nôn ( Dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ đau họng do vi khuẩn gây ra)

Người bệnh nếu xuất hiện các triệu chứng sau thì hãy mau chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách và kịp thời:

  • Mệt mỏi, lừ đừ
  • Sốt cao
  • Khó thở/ khó nuốt
  • Nổi ban đỏ khắp da
  • Hạch bị sưng
  • Đau nhức xương khớp không rõ nguyên nhân

dau-hong-nen-an-gi-va-kieng-gi-de-mau-khoi-2

Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị đau họng

Những người nào sẽ dễ bị đau họng?

Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể bị đau họng, tuy nhiên vẫn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: trẻ em thường dễ bị đau họng hơn người lớn
  • Phơi nhiễm khói thuốc lá
  • Dị ứng thời tiết, phản ứng với bụi, mạt nhà, lông động vật
  • Tiếp xúc với hóa chất
  • Người bị viêm xoang mãn tính
  • Ở nơi đông người
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu

Vậy đau họng nên ăn gì?

Người bị đau họng được khuyến khích ăn các loại thức ăn mềm dễ nuốt, một số loại thực phẩm khuyên dùng như sau:

  • Mì pasta được nấu chín và ăn lúc mì đang còn nóng
  • Yến mạch ăn kèm sữa chua hoặc pha với nước ấm
  • Bột ngũ cốc dinh dưỡng
  • Món tráng miệng làm từ gelatin
  • Trái cây dầm sữa chua; Trái cây tươi mềm
  • Rau xanh nấu chín; Khoai tây nghiền
  • Soup canh có kem
  • Sữa các loại
  • Nước trái cây (Lưu ý: nên chọn quả ít có vị chua như táo, nho,..)
  • Trứng luộc, trứng hấp

Những loại thực phẩm này không chỉ giúp đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho người bênh mà còn không gây kích ứng hay làm tổn thương vùng họng.

Nên kiêng gì để mau khỏi đau họng?

Người bị đau họng nên tránh những loại thực phẩm sau để không gây kích thích niêm mạc:

  • Bánh quy cứng; Bánh mì giòn
  • Nước có ga, rượu, cà phê
  • Sốt cay nhiều gia vị
  • Snack khô; bỏng ngô
  • Rau sống
  • Trái cây có tính axit như cam, chanh, cà chua; cam; bưởi; quýt

dau-hong-nen-an-gi-va-kieng-gi-de-mau-khoi-3

Đau họng nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi?

Vậy các phương pháp điều trị bệnh đau họng là gì?

Có thể nói súc miệng bằng nước muối là các điều trị đau họng đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện nhất. Dành cho những ai chưa biết, công thức để pha nước muối loãng cần tuân thủ đúng tỷ lệ 150mg muối : 250ml nước ấm. Sau đó khuấy đều hỗn hợp cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Người bệnh dùng dung dịch này để súc miệng, lưu ý không được nuốt. Nên thực hiện nhiều lần trong ngày để phát huy hiệu quả cao.

Bên cạnh phương pháp quen thuộc kể trên thì cũng có một số loại thảo dược chữa viêm họng như cam thảo, hoa kim ngân,...Những loại thảo dược này được chiết xuất thành các sản phẩm xịt họng chúng ta có thể tìm mua ngoài tiệm thuốc. Tuy nhiên trước khi sử dụng phương pháp này, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn
  • Có khả năng gây dị ứng
  • Tương tác với một số loại thuốc khác
  • Tương tác với các thành phần thảo dược

Để an tâm hơn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng sản phẩm, đặc biệt với bệnh nhân đang trong giai đoạn mang thai.

Ngoài ra, để giảm cảm giác khó chịu người bị đau họng cũng có thể sử dụng một số loại thuốc không cần kê đơn. Một trong những loại thuốc được sử dụng có thể kể đến như các viên ngậm họng, vừa giúp giảm đau mà còn có hương vị dễ chịu. 

Một số loại khác như Acetaminophen hay paracetamol (hai loại thuốc giảm đau mức độ nhẹ mà người bệnh có thể tự sử dụng). Loại thuốc này có tác dụng hạn chế đau rát và làm dịu vùng họng. Lưu ý, trước khi sử dụng thuốc người bị đau họng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo dùng đúng liều lượng được khuyến cáo.

Và cuối cùng, nếu bạn đã thử hết các biện pháp trên mà cơn đau họng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh đau họng, và những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đau họng. Tóm lại, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị loại bệnh này nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin