Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp cổ chân khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của thai phụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và thai phụ cần áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình trạng đau nhức.
Đau khớp cổ chân khi mang thai là tình trạng thường gặp và do nhiều nguyên nhân gây ra. Phần lớn nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone và cơ thể khi mang thai. Bên cạnh đó, một số thai phụ có tiền sử đau nhức xương khớp sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn. Đau khớp cổ chân khi mang thai thường có xu hướng dai dẳng và đau nhiều hơn khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Khi mang thai, mẹ bầu dễ tăng cân đột ngột do chế độ ăn uống và sự tích nước của cơ thể. Điều này làm áp lực lên hệ thống xương khớp tăng lên. Dần dần dẫn đến suy yếu và phát sinh những cơn đau xương khớp. Đặc biệt là khớp cổ chân, nơi chịu áp lực lớn nhất từ trọng lượng của cơ thể.
Những cơn đau khớp cổ chân thường có xu hướng nghiêm trọng và dai dẳng hơn khi thai nhi phát triển.Các khớp có chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể như khớp cổ chân, đầu gối, khớp háng,... sẽ đau nhiều và thường xuyên hơn.
Nội tiết tố thay đổi hay cụ thể hơn là sự ảnh hưởng của hormone relaxin là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị đau nhức xương khớp. Sau khi thụ thai khoảng vài tuần, cơ thể sẽ có xu hướng tiết ra nhiều relaxin để thích nghi với sự phát triển của thai nhi.
Relaxin có vai trò làm giãn các dây chằng tử cung để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Bên cạnh đó còn có tác dụng kích thích và làm giãn động mạch Việc này làm tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi và giúp kiểm soát huyết áp của thai phụ.
Tuy nhiên, relaxin cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Hormone này làm giãn một số bộ phận không cần thiết, khiến cho các khớp mất tính ổn định và bị nới lỏng. Điều này gây mỏi và đau nhức xương khớp, làm giảm độ linh hoạt của các khớp.
Các mẹ bầu thường có xu hướng lười vận động trong thời kỳ mang thai. Việc này khiến xương khớp bị co cứng, phạm vi chuyển động bị giảm và làm tăng nguy cơ phát sinh các cơn đau. Bên cạnh đó, việc ngồi lâu hay nằm một chỗ còn khiến hệ xương khớp, các mạch máu và dây thần kinh xung quanh bị chèn ép. Điều này khiến lưu lượng máu về khớp xương giảm và làm tăng nguy cơ tổn thương, tê bì, đau nhức.
Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ cần cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của thai nhi. Đặc biệt, mẹ bầu nên chú ý bổ sung đầy đủ canxi để quá trình phát sinh xương khớp của thai nhi được diễn ra suôn sẻ. Nếu mẹ ăn uống thiếu chất, lượng canxi trong cơ thể của mẹ vẫn sẽ được chuyển đến thai nhi. Từ đó dẫn đến xương khớp của mẹ bị suy yếu và dễ bị tổn thương.
Trong một số trường hợp, đau khớp cổ chân khi mang thai là triệu chứng của một vài bệnh lý xương khớp thường gặp. Điển hình như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp,... Đối với những trường hợp này, cơn đau khớp cổ chân thường kéo dài dai dẳng, đau nhức nghiêm trọng và kèm theo những biểu hiện khác như cứng khớp, tê buốt ở các đầu ngón chân, ngón tay,...
Mẹ bầu bị đau khớp cổ chân khi mang thai có thể áp dụng phương pháp nhiệt trị liệu để giảm đau và cải thiện những biểu hiện đi kèm. Nhiệt trị liệu gồm 2 dạng:
Để cải thiện tình trạng đau khớp cổ chân khi mang thai hiệu quả thì mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi hợp lý. Khi nghỉ ngơi, khớp xương và mạch máu sẽ được thư giãn. Từ đó giúp đảm bảo quá trình lưu thông máu về các khớp xương bị tổn thương. Đồng thời còn giúp giảm áp lực lên hệ xương khớp và các mô mềm xung quanh.
Xoa bóp là biện pháp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả có thể áp dụng cho các mẹ bầu. Cách này có tác dụng tăng lưu thông khí huyết và thư giãn mạch máu. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện những tổn thương xương khớp.
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy, xoa bóp sẽ giúp thai phụ thư giãn đầu óc, cải thiện tâm trạng. Từ đó giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc và duy trì trạng thái khỏe mạnh. Tuy nhiên, thai phụ cần lưu ý không được xoa bóp vùng bụng để tránh nguy cơ xảy thai.
Ngoài những biện pháp trên thì thai phụ cũng có thể tập các bài tập giúp cải thiện tình trạng đau khớp cổ chân khi mang thai. Nếu tình trạng đau nhức nghiêm trọng thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bởi vì nó có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.