Sáng ngủ dậy bị đau khớp cổ chân khiến nhiều người không thể vận động một cách bình thường được. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy đau khớp cổ chân sau khi ngủ dậy là do đâu?
Nguyên nhân nào gây ra đau khớp cổ chân khi ngủ dậy?
Đau khớp cổ chân khi ngủ dậy gây khó khăn cho người bệnh trong việc di chuyển
Khớp cổ chân tuy không có kích thước lớn nhưng giữ một vai trò khá quan trọng trong việc vận động của cơ thể. Đau khớp cổ chân khi ngủ dậy gây khó khăn cho người bệnh trong việc di chuyển. Hiện tượng này có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân như bong gân, viêm khớp,... Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau khớp cổ chân khi ngủ dậy:
- Bong gân mắt cá chân: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau khớp cổ chân khi ngủ dậy. Các cơn đau nhức xuất hiện bởi vì hệ thống dây chằng bị xoắn lại và rách. Nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm, thì người bệnh dễ bị tái phát sau đó.
- Gãy xương cổ chân: Gãy xương do té ngả hay tai nạn giao thông sẽ khiến các mô sụn bị tổn thương, làm cho cổ chân bị sưng đau và bầm tím. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào mỗi buổi sáng thức dậy. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội và không thể vận động bình thường.
- Bệnh Gout: Đây cũng là một trong những bệnh lý phổ biến dẫn đến tình trạng đau khớp cổ chân sau khi ngủ dậy. Gout thường xảy ra với những người có chế độ ăn thừa protein. Protein sau khi phân hủy sẽ tạo ra acid uric tồn đọng, tích tụ ở các khớp xương gây xưng đỏ và đau nhức. Căn bệnh này được đánh giá là lành tính. Người bệnh có thể kiểm soát chúng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học.
- Viêm gân cổ chân: Bao gân cổ chân bị tổn thương cho quá sức gây viêm. Từ đó, hình thành nên các cơn đau dữ dội sau khi thức dậy. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh mãn tính gây viêm sưng, đau và cứng khớp. Các triệu chứng của bệnh này thường xuất hiện nặng nhất vào ban đêm và sáng khi ngủ dậy.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính gây viêm sưng, đau và cứng khớp
- Thoái hóa khớp cổ chân: Là tình trạng các mô sụn khớp ở cổ chân bị tổn thương và không thể tái tạo. Điều này làm suy giảm chức năng của cơ xương khớp và hình thành nên các cơn đau âm ỉ khó chịu.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cổ chân gây nhiễm trùng và hình thành nên các cơn đau nhức khó chịu. Về lâu dài, nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh này có thể gây tổn thương và hủy hoại khớp.
Những cơn đau khớp cổ chân sau khi ngủ dậy có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách chữa trị đau khớp cổ chân khi ngủ dậy an toàn, hiệu quả
Đối với những trường hợp đau khớp cổ chân khi ngủ dậy, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bạn hãy lựa chọn cho bản thân phương pháp giảm đau phù hợp.
Phương pháp RICE
Đối với đau khớp cổ chân mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng phương pháp cấp cứu chấn thương RICE để giảm đau nhức. Phương pháp giảm đau này có 4 bước cơ bản như sau:
- Rest - nghỉ ngơi: Khi bị đau khớp cổ chân, người bệnh cần nghỉ ngơi để bảo vệ cổ chân và hạn chế tình trạng gia tăng tổn thương. Lúc này, bạn nên hạn chế đi lại và nếu cần di chuyển thì nên sử dụng nạng. Việc này sẽ giúp hệ thống xương khớp ở cổ chân có thời gian phục hồi.
- Ice - chườm đá: Chườm đá có tác dụng đẩy lùi cơn đau ở cổ chân rất nhanh và hiệu quả. Độ lạnh của đá sẽ làm co mạch, gây tê các dây thần kinh cảm giác từ đó làm giảm triệu chứng đau nhức nhanh chóng.
Chườm đá có tác dụng đẩy lùi cơn đau ở cổ chân rất nhanh và hiệu quả
- Compression - ép nén: Dùng băng gạt y tế bó chặt vết thương có công dụng làm giảm tình trạng sưng viêm và đẩy lùi cơn đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn không được bó quá chặt vì sẽ gây đau nhói, làm cho máu không lưu thông được.
- Elevation - nâng cao: Khi bị đau nhức cổ chân, bạn hãy nâng chân cao hơn so với tim. Việc này sẽ giúp quá trình máu chảy về tim dễ dàng hơn và giảm tình trạng sưng viêm.
Dùng thuốc kê đơn
Nếu các cơn đau khớp cổ chân sau khi ngủ dậy trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn hãy đến gặp bác sĩ. Sau khi thăm khám, tìm nguyên nhân cơn đau thì bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dụng dùng thuốc giảm đau đúng cách.
Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc quá liều lượng để tránh gây ra các tác dụng phụ không an toàn.
Phương pháp khác
Hai phương pháp giảm đau trên tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng chỉ giúp giảm đau một cách tức thời. Thế nên để cải thiện tình trạng bệnh thì các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân áp dụng thêm một số phương pháp có hiệu quả lâu dài khác, đó là:
- Vật lý trị liệu: Để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc với tập vật lý trị liệu cùng chuyên gia. Cách này giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, giúp tăng sự dẻo dai và độ đàn hồi của các cơ xung quanh. Từ đó hạn chế gây áp lực lên các khớp xương.
- Phẫu thuật: Đối với những trường hợp đau khớp cổ chân do chấn thương gây ra và không thể áp dụng phương pháp khác thì bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định phẫu thuật.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp