Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp gối lâu ngày là tình trạng khớp gối bị đau từ 6 tháng trở lên và vẫn kéo dài dai dẳng và hầu như chưa chữa được chữa khỏi hoàn toàn.
Đau khớp gối lâu ngày sẽ tiến triển thành đau khớp gối mãn tính, viêm khớp gối mãn tính. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối ban đầu, tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì việc chậm trễ xử lý đều sẽ kéo theo những nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe hệ xương khớp.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người bị đau khớp gối. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà có liệu pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến hiện nay:
Chấn thương là nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp gây đau khớp gối, đặc biệt thường gặp ở những người chơi các môn thể thao có sự thay đổi hướng đột ngột như bóng đá, bóng rổ,…
Dạng chấn thương này thì phổ biến gặp với dây chằng chéo trước (ACL) - một trong 4 dây chằng nối từ xương chày đến xương đùi.
Tình trạng nứt xương gây đau khớp gối sẽ xảy ra khi bạn té ngã hoặc gặp tai nạn xe máy. Ngoài ra, người mắc bệnh loãng xương, cấu trúc xương yếu rất dễ bị nứt xương khi bước sai hoặc bước hụt cầu thang.
Khi mang vác các vật nặng hoặc xoay gối đột ngột đều có thể khiến sụn chêm bị rách. Sụn chêm là bộ phận có chức năng hấp thụ xung động giữa xương chày và xương đùi.
Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở ngoài khớp gối, giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Khi vùng đầu gối bị chấn thương dễ khiến viêm bao hoạt dịch, gây ra các cơn đau, làm khớp gối bị cứng.
Viêm gân bánh chè
Gân bánh chè là phần nối từ cơ bốn đầu ở mặt trước xương đùi và xương chày. Khi tham gia các môn thể thao như điền kinh, đạp xe, hoặc các hoạt động chạy nhảy, gân bánh chè rất dễ bị sưng viêm, gây ra cơn đau gối.
Viêm khớp do tuổi tác
Viêm khớp xảy ra do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Khi đó, phần sụn khớp bị thoái hóa theo tuổi tác hoặc do không chăm sóc đúng đắn. Sụn bị thoái hóa, mỏng dần kéo theo đầu gối di chuyển khó khăn, dần dần bị cứng, sưng và đau.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn khá phổ biến. Bệnh này gây tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, bao gồm khớp gối.
Gout
Bệnh gout xảy ra khi lượng axit uric tích tụ nhiều trong khớp xương, chèn ép dây thần kinh cảm giác. Gout ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, bao gồm cả tác động lên phần khớp gối.
Béo phì, thừa cân
Những người thừa cân, béo phì thường sẽ gặp vấn đề về xương khớp cao hơn người bình thường do đầu gối phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng dồn xuống, khiến tốc độ thoái hóa sụn khớp diễn tiến nhanh chóng. Với người béo phì, thừa cân, khớp gối dễ bị chấn thương dù chỉ là một tác động nhỏ.
Đau khớp lâu ngày sẽ dẫn đến những bệnh xương khớp nghiêm trọng, khó kiểm soát và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại đau/viêm khớp mà bệnh sẽ diễn tiến nhanh/chậm khác nhau và dễ gây biến chứng.
Trong những tổn thương mãn tính, đau do thoái hóa khớp là tình trạng lành tính nhất và có thể được kiểm soát bằng những biện pháp khác nhau, bao gồm xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thao đều đặn cũng như áp dụng các biện pháp không dùng thuốc khác.
Bệnh lý thoái hóa khớp thường diễn tiến chậm và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Các tổn thương mãn tính xảy ra bởi rối loạn tự miễn lẫn rối loạn chuyển hóa thường có diễn tiến nhanh, dễ phát sinh biến chứng và khó kiểm soát. Không những gây ra tổn thương vùng khớp, những bệnh lý này còn gây tác động đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Các tổn thương có thể bao gồm:
Ngoài những vấn đề nêu trên, đau khớp mãn tính còn làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, giảm chất lượng giấc ngủ, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng gặp nhiều khó khăn.
Đau khớp gối là bệnh lý phổ biến, do nhiều nguyên nhân đưa tới. Có người bị đau nhẹ, áp dụng một số biện pháp trị liệu tại nhà sẽ khỏi nhưng cũng không ít bệnh nhân đau khớp gối mãi không khỏi. Để đau khớp gối lâu ngày không chữa trị dứt điểm sẽ dễ gây ra những biến chứng cho khớp.
Bệnh nhân từ ban đầu cảm thấy có bất thường cần sớm được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, trường hợp có nghi ngờ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, điển hình là:
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp chữa trị khác nhau. Việc điều trị sẽ theo nguyên tắc tác động vào nguyên nhân gây bệnh, kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa cơn đau tái phát. Người đau khớp gối sẽ thường được chỉ định những phương pháp điều trị phổ biến như sau:
Hiện nay, bệnh nhân đau khớp gối do các bệnh xương khớp thường sẽ được chỉ định các loại thuốc giảm đau và thuốc chống viêm, cụ thể là paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc hạ axit uric, thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm, thuốc chống thấp khớp,...
Tuy nhiên, hạn chế của việc dùng thuốc giảm đau là nó cho tác dụng nhanh nhưng thường không lâu dài. Nhiều trường hợp bệnh nhân ngừng thuốc sẽ bị đau lại. Trong khi đó, dùng thuốc chống viêm thời gian dài dễ gây tích nước, teo cơ và tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường, tim mạch.
Chính vì vậy, tuyệt đối bệnh nhân không tự ý mua thuốc về uống mà cần có sự theo dõi sát sao, chỉ định dùng thuốc của các chuyên gia để hạn chế các tác dụng phụ và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Nhiều người lo ngại tác dụng phụ của việc dùng thuốc tây có thể áp dụng bài thuốc dân gian từ thảo dược quen thuộc để giúp làm giảm cũng như ngăn ngừa chứng đau nhức xương khớp kéo dài.
Các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên được đánh giá an toàn và lành tính nên dùng lâu dài vẫn yên tâm không bị tác dụng phụ, như dùng lá ngải cứu sao muối, nước lá lốt, rễ trinh nữ ngâm rượu, mật ong và bột quế…
Ngoài dùng thuốc tây, bài thuốc dân gian, một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định tiến hành trị liệu thần kinh cột sống. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, giúp người bệnh khôi phục các cấu trúc xương khớp sai lệch mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật.
Việc kết hợp giữa trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu đã giúp nhiều bệnh nhân đau khớp gối cấp và mãn tính khỏi bệnh, nhanh chóng lấy lại niềm vui cuộc sống.
Tùy theo tình trạng và nguyên nhân đau khớp gối, bệnh nhân sẽ được thực hiện liệu trình điều trị chuyên biệt, bao gồm:
Lưu ý quan trọng là sau khi đã thoát khỏi cơn đau, người bệnh cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, đồng thời kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý nhằm phòng ngừa cơn đau tái phát.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.