Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp gối phía sau do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên phổ biến nhất là do căng cơ hoặc viêm khớp. Nhưng không loại trừ một số trường hợp, đau khớp gối phía sau cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng.
Chúng ta đều biết, đầu gối là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể cũng như giúp chúng ta vận động, đi lại được dễ dàng hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, có thể bạn gặp phải một số chấn thương (sụn rách, dây chằng đứt) hoặc mắc phải một số bệnh lý nào đó sẽ khiến bị đau khớp gối phía sau kéo theo nhiều khó khăn trong việc di chuyển hay duy trì tư thế đứng vững.
Đau khớp gối xảy ra rất phổ biến. Theo The Healthy, nghiên cứu cho thấy cứ trung bình 4 người trưởng thành thì có 1 người từng bị đau phía sau đầu gối. Do đó, nếu bạn gặp phải dấu hiệu này, bạn nên thận trọng với các căn bệnh sau:
Viêm khớp gối sẽ khiến bệnh nhân đau cả hai đầu gối nhưng đau phía sau đầu gối phải nhiều hơn. Trường hợp bị đau theo chu kỳ, kèm theo mức độ đau ngày càng tăng thì bệnh nhân cần thận trọng hơn.
Với bệnh lý viêm khớp gối, cơn đau nhức sẽ xuất hiện liên tục, kèm theo đó là các âm thanh phát ra, bệnh nhân gặp khó khăn khi căng duỗi khớp gối như bình thường.
Viêm gân gối sẽ có biểu hiện bị đau phía sau đầu gối trái. Trong quá trình luyện tập thể dục thể thao, các tổn thương xuất hiện sẽ kéo theo căn bệnh này. Bệnh nhân bị viêm gân gối khi vận động mạnh khiến phần dây chằng, gân cơ bắp bị rách, vỡ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu gối.
Tràn dịch khớp gối phổ biến ở đối tượng là người cao tuổi, theo đó bệnh nhận sẽ cảm thấy bị đau khớp gối do bị tràn dịch khớp gối.
Khi hai đầu xương bị chèn ép sẽ khiến cho chất dịch bên trong nhanh chóng tràn ra, dẫn đến đầu gối bị sưng đau. Ngoài ra, các chấn thương do hoạt động quá mức cũng khiến cho người bệnh bị đau nhức do khớp gối bị tràn dịch.
Một trong những nguyên nhân gây đau khớp gối là viêm bao hoạt dịch. Túi hoạt dịch quanh khớp bị tổn thương nhưng không được nghỉ ngơi sẽ khiến cho các hoạt động ở gối bị ảnh hưởng, viêm và sưng đỏ lên. Bệnh nếu không được kiểm soát và chữa trị sớm sẽ khiến bệnh nhân sẽ khó có thể di chuyển.
Khớp gối bị đau vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa khiến bệnh nhân bị hạn chế đi lại. Do đó, bệnh nhân cần sớm được xác định nguyên nhân gây đau và có hướng điều trị tận gốc, ngăn ngừa xảy ra biến chứng.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến đau khớp gối phía sau bệnh nhân thường hay gặp như:
Các tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, hơn 10% người độ tuổi trung niên gặp tình trạng đau khớp gối khiến việc vận động bị nhiều hạn chế. Bệnh kéo dài sẽ làm người bệnh đau đớn vì phần sụn khớp gối nhanh chóng bị bào mòn, cọ xát vào nhau.
Một số triệu chứng sau người bệnh cần nhận biết để kiểm soát bệnh tình của mình:
Người bị chấn thương ở đầu gối có thể do một số chấn thương như mòn sụn giữa, trật khớp xương bánh chè,… khiến đầu gối bị đau, đặc biệt ở vị trí phía sau. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị sưng phù do hiện tượng chảy máu. Đầu gối thường bị nóng, chạm tay vào sẽ có cảm giác đau dữ dội.
Trường hợp sụn bị mòn/rách sẽ gây căng cứng, đau đầu gối. Bệnh nhân không thể nhấc chân lên hoặc thực hiện các cử động thông thường. Với tình huống này, bệnh nhân cần được thăm khám, điều trị sớm để can thiệp phẫu thuật chữa trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khớp gối phía sau bị đau khiến sụn khớp trở nên lỏng lẻo, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Khi di chuyển, bệnh nhân sẽ nghe có tiếng lạo xạo, gãy nứt bên trong. Tổn thương khớp gối nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân nghe thấy âm thanh lạo xạo kêu to vào buổi sáng.
Đầu gối đau kéo theo phần gối bị yếu dần. Những nguyên nhân khiến gối yếu bao gồm trật khớp xương bánh chè, mòn bắp đùi trước, mòn gân xương bánh chè... Đồng thời, người bệnh còn có dấu hiệu bị tê bì chân, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày.
Một số chấn thương gây đau khớp gối khi luyện tập thể thao sẽ gây ảnh hưởng đến phần sụn giữa, sụn trước, sụn sau. Nếu bệnh tình kéo dài sẽ gây khuỵu gối, biến dạng đầu gối hóp vào trong nếu bị tổn thương nghiêm trọng.
Dù đau trước hay sau khớp gối thì người bệnh cũng đều cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Chưa kể, bệnh nhân còn có cảm giác đau đớn khi đi bộ, di chuyển, thậm chí chỉ cần nhất chân lên cũng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn.
Đau khớp gối có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau sau khi bệnh nhân đã được thăm khám. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Dưới đây là một số cách điều trị tình trạng đau đầu gối, bệnh nhân có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây để giảm đau được thực hiện phổ biến nhưng phương pháp này cần phải có sự kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng thuốc tùy tiện khiến bệnh không khỏi lại càng nặng hơn.
Lưu ý là thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng của một số bộ phận như dạ dày, thận, gan,… Do đó, người bệnh cần chú ý chỉ tiến hành phương pháp chữa trị này dưới sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ.
Thông thường, các nhóm thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng đau đầu gối như sau:
Nhóm thuốc không cần kê toa
Nhóm thuốc bắt buộc kê toa
Đối với những bệnh nhân bị đau đầu gối ở mức độ nhẹ thì đây là cách chữa trị phù hợp. Bằng cách sử dụng tia laser độ IV kết hợp với siêu âm, sóng cao tần để dễ dàng thúc đẩy quá trình kháng viêm, giảm đau nhanh ở đầu gối.
Người bệnh có thể an tâm với phương pháp không xâm lấn này bởi chúng không gây ảnh hưởng đến phần đầu gối.
Với người bị đau đầu gối phía sau ở mức độ nặng, đã áp dụng phương pháp điều trị nội khoa nhưng không khỏi, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ các tổn thương bên trong khớp gối.
Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng nên không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng cách chữa trị này.
Áp dụng bài thuốc từ hạt gấc
Sử dụng bài thuốc Nam từ hạt gấc giúp điều trị đau khớp gối phía sau.
Áp dụng bài thuốc từ ngải cứu
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.