Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau khớp là thiếu chất gì? Nên và không nên ăn gì?

Ngày 04/03/2022
Kích thước chữ

Việc chăm sóc xương khớp thông qua việc cung cấp dinh dưỡng trong quá trình ăn uống là điều cần thiết. Vậy nên và không nên ăn gì khi bị đau nhức xương, thoái hóa xương khớp thì các bạn theo dõi bài viết dưới nhé.

Xương khớp cũng giống như cơ thể, cần được bổ sung dinh dưỡng để duy trì vận động, hạn chế chấn thương gây đau nhức. Do đó dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp xương khớp chắc khoẻ, dẻo dai tránh các bệnh viêm, thoái hóa xương khớp. Vậy tình trạng đau khớp là thiếu chất gì? Và cần bổ sung những loại thực phẩm nào? Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với các bạn trong bài viết dưới đây.

Đau khớp là thiếu chất gì?

Đau nhức xương khớp phản ánh tình trạng xương khớp của bạn bị thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, bổ sung kịp thời những chất dinh dưỡng còn thiếu sẽ giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Dưới đây là các dưỡng chất cần thiết cho xương:

Axit béo Omega 3

Omega 3 tham gia vào quá trình hình thành các chất (leukotrienes) giúp chắc khỏe xương khớp, tránh bị viêm khớp dạng thấp. Ngăn chặn sản sinh cytokine, enzyme phá vỡ sụn, kháng viêm, giảm sưng khớp.

Canxi

Thiếu hụt canxi cũng khiến xương giòn và dễ gãy hơn. Đây là lý do thiếu canxi, người bệnh thường đau nhức xương khớp, bị tê tay chân. Và sữa là thực phẩm giàu canxi nên những người loãng xương hay viêm khớp hãy uống 2 ly sữa mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương.

Đau khớp là thiếu chất gì? Nên và không nên ăn gì? 1 Bổ sung canxi giúp chắc khỏe xương

Mangan

Mangan là một chất có khả năng chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời, mangan cũng là một khoáng chất cần thiết để xây dựng xương và dây chằng. Nếu thiếu khoáng chất này, cấu trúc sụn bị suy yếu dẫn đến tổn thương nghiêm trọng.

Glucosamine

Glucosamine đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc ổn định của sụn, gân và dây chằng. Hạn chế sản xuất các enzyme (như phospholipase) gây tổn thương sụn. Càng lớn tuổi, lượng glucosamine giảm dần trong cơ thể và không còn được sản xuất nữa. Vì vậy bổ sung glucosamine là cách đảm bảo tính đàn hồi của xương khớp.

Kali

Kali góp phần hình thành tái tạo xương, thúc đẩy quá trình sản xuất canxi cho cơ thể. Kali đảm bảo cung cấp đủ oxy trong máu cho các bộ phận cơ thể. Do đó, thiếu hụt canxi sẽ khiến tứ chi của người bệnh bị tê nhức, đau nhức.

Magie

Magie là khoáng chất kiểm soát và điều khiển cử động tứ chi, đồng thời góp phần hình thành xương và tái tạo năng lượng. Nếu mức magiê trong cơ thể quá thấp dẫn đến run và tê ở tứ chi.

Vitamin B12

Vitamin B12 có vai trò quan trọng sản xuất các tế bào hồng cầu. Vì vậy, nếu không bổ sung đủ vitamin B12 sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, đồng thời cử động khớp kém thường xuyên bị đau nhức.

Đau khớp là thiếu chất gì? Nên và không nên ăn gì? 2 Vitamin B12 có nhiều trong các loại hạt, gạo, gan và trứng

Thiếu hụt vitamin B1

Khi cơ thể không có đủ vitamin B1 người bệnh gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, tê bì tứ chi, cứng khớp, đau khớp, cử động chậm chạp.

Axit folic

Axit folic có trách nhiệm sản xuất tế bào máu mới, đặc biệt là bạch cầu và hồng cầu. Bên cạnh đó còn tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B12 và chất dẫn truyền thần kinh. Khi bị tê nhức ở khớp, vận động kém rất có thể cơ thể thiếu axit folic.

Cần bổ sung các thực phẩm gì để tốt cho sụn xương khớp

Để đảm bảo hoạt động xương khớp ổn định và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp, thoái hóa bạn cần ưu tiên các loại thực phẩm như:

  • Omega 3: Có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá basa, cá loại hạt đậu.
  • Các loại hoa quả: Cam, bưởi, quýt, táo, các loại quả mọng, quả màu đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa, ngăn ngừa loãng xương.
  • Rau xanh: Chứa lượng vitamin và chất xơ dồi dào giúp tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa cho cơ thể. Các loại thực phẩm như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bí,... và đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm có nhiều vitamin K như bắp cải, cần tây… giúp ngăn ngừa loãng xương.
  • Ngũ cốc các loại: Chứa nhiều khoáng chất, nguồn carb tốt tác dụng bảo vệ xương chống xói mòn. Các loại hạt ngũ cốc gồm hạnh nhân, gạo lứt, đậu nành, óc chó,...
  • Giá đỗ: Hoạt chất isoflavone trong giá đỗ có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương. Tuy nhiên, trung bình người bệnh chỉ nên sử dụng khoảng 100g/ngày. 
Đau khớp là thiếu chất gì? Nên và không nên ăn gì? 3 Các loại rau củ và hoa quả tươi chứa nhiều vitamin giúp chống lão hoá xương 

Thực phẩm không nên ăn khi bị đau xương khớp

Thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn thực phẩm nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri, đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào, không tốt cho người bị xương khớp. Ăn nhiều muối có thể gây ra tình trạng mất canxi trong xương dẫn đến loãng xương.

Đồ ăn sẵn đóng hộp

Các loại thực phẩm đóng hộp như cá hộp, thịt hộp, xúc xích hun khói,… đều chứa sulfit và các chất bảo quản khác có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa. Ngoài ra đồ hộp thường có nhiều gia vị như muối và đường không tốt cho sức khỏe.

Omega – 6

Omega-6 là chất béo cần thiết cho cơ thể nhưng ăn quá nhiều dẫn đến triệu chứng đông máu ảnh hưởng đến tim mạch gây đau nhức, viêm nhiễm - nguyên nhân gây ra bệnh gút.

Đồ uống có cồn như rượu bia

Rượu bia khiến tích tụ chất đụ trong gan, là nguyên nhân tăng tốc độ lão hoá.

Thực phẩm giàu Ages

Tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo khi kết hợp với protein tạo ra Ages. Chất này làm sẽ phá huỷ collagen, đẩy nhanh quá trình lão hóa, gia tăng bệnh tiểu đường.

Hy vọng với những thông tin bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đau khớp là thiếu chất gì? Nên ăn gì để xương khớp khỏe mạnh? Bên cạnh bổ sung thực phẩm dinh dưỡng bạn cần kết hợp tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau khớp