Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau khớp mắt cá chân là bệnh gì? Cách xử lý nhanh tại nhà

Ngày 20/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau khớp mắt cá chân là hiện tượng mô mềm ở mắt cá chân bị viêm hoặc nhiễm trùng. Đi đứng cảm thấy mắt cá chân đau đớn, phần lớn bệnh này bị ảnh hưởng bởi tuổi tác.

Mắt cá nhân là nơi nối các gân từ chân đến bàn chân và có nhiều khớp nhỏ khá phức tạp. Do đó với những người thường xuyên vận động, di chuyển nhiều cũng dẫn đến tổn thương mắt cá chân. Nếu các chấn thương nhỏ không được chữa trị đúng cách có thể ảnh hưởng việc đi lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xử lý đau khớp mắt cá chân trước khi tình trạng nghiêm trọng hơn.

Đau khớp mắt cá chân là bệnh gì?

Đau khớp ở mắt cá chân là hiện tượng đau nhức ở vùng khớp cổ chân. Nguyên nhân có thể là bị chấn thương trong lúc vận động, sinh hoạt như bong gân hoặc do bệnh lý như viêm khớp. Người bị sẽ cảm thấy đau khi đi lại, mắt cá chân sưng đỏ. Nếu bệnh nặng hơn các khớp bị tê liệt, mất đi chức năng của chúng.

Đau khớp mắt cá chân là bệnh gì? Cách xử lý nhanh tại nhà 1 Vùng cổ chân đau nhức và sưng đỏ

Nguyên nhân gây ra đau mắt cá chân

Tình trạng đau mắt cá chân có thể do nhiều nguyên nhân, tùy theo tình trạng bệnh mà có cách chữa trị khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp khi bị đau mắt cá chân:

Bong gân mắt cá chân

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau mắt cá chân. Bong gân xảy ra khi dây chằng (phần mô kết nối với xương) bị rách hoặc căng quá mức. 

Bong gân xảy ra khi bàn chân bị vẹo sang một bên. Mắt cá sẽ bị bầm tím và sưng từ 1 - 2 tuần, nhưng cũng có trường hợp mất hơn cả tháng. Tuy nhiên sau khi lành thì mắt cá trở nên yếu hơn và dễ bị bong gân lại. Biểu hiện nhận biết là mắt cá chân bầm tím, sưng, đau khi di chuyển.

Đau khớp mắt cá chân là bệnh gì? Cách xử lý nhanh tại nhà 2 Bong gân là do bàn chân vẹo sang một bên gây sưng và bầm tím

Viêm khớp cổ chân

Tình trạng viêm khớp là do sụn khớp bị thoái hoá, các khớp xương chà xát vào nhau gây đau nhức. Hoặc chấn thương tai nạn không được chữa trị đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm.

Biểu hiện có thể thấy là đau khớp xương và các vùng xung quanh lúc cử động.

Bệnh gout (gút)

Bệnh gout xảy ra do axit uric không được đào thải ra ngoài và tích tụ qua thời gian hình thành các tinh thể hình kim sắc nhọn trong các khớp, gây ra các cơn đau nhức. Biểu hiện là cơn đau nhức dữ dội, mắt cá sưng tấy.

Ngoài ra sưng đau mắt cá nhân còn do các nguyên nhân khác như tổn thương thần kinh, nghẽn mạch máu, gãy xương, viêm gân,...

Cách xử lý đau khớp mắt cá nhân nhanh chóng tại nhà

Khi bị đau khớp mắt cá chân cần xử lý nhanh chóng để tình trạng không nghiêm trọng hơn. Bạn có thể thực hiện các cách dưới đây ngay tại nhà để giảm sưng, đau:

Chườm đá lạnh

Bỏ đá vào khăn bông hoặc túi đựng đá và chườm lên vùng mắt cá bị sưng khoảng 15 - 20 phút. Không nên chườm quá lâu tránh tình trạng bỏng lạnh, tổn thương da. Thực hiện 3 - 4 lần trong 3 ngày đầu để giảm sưng, đau hiệu quả nhất. Không nên chườm bằng nước ấm hay xoa bóp bằng dầu nóng, thuốc rượu,... gây tổn thương dây chằng hơn.

Hạn chế đi lại

Hạn chế đi lại, cử động giảm áp lực cho cổ chân khi phải chống đỡ quá nhiều trọng lượng cơ thể trong vài ngày đầu. Nếu muốn đi lại nên dùng nạng hoặc gậy để giữ cho sức nặng của người bị giảm bớt lên chân.

Dùng băng cố định chân

Dùng băng quấn từ mắt cá nhân lên gối, lớp sau chồng lên 2/3 lớp trước để máu dễ lưu thông. Cách này nhằm hạn chế cử động của khớp.

Đau khớp mắt cá chân là bệnh gì? Cách xử lý nhanh tại nhà 3 Cố định cổ chân để hạn chế cử động của khớp

Sử dụng thuốc không kê đơn

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường không cần kê đơn như acetaminophen, ibuprofen,... giảm sưng đau. Khi bớt đau bạn có thể luyện tập xoay cổ chân hoặc dùng tay gập cổ chân lên xuống nhẹ nhàng để lấy lại khả năng hoạt động, tăng phục hồi.

Gác chân cao lên

Khi nằm nên gác chân lên cao 10 - 20cm, không nên cao quá gây tê chân do giảm lượng máu lưu thông xuống bàn chân. 

Các phương pháp này không làm giảm sưng và đau nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn có tiền sử bệnh tim, thận, gan và mắt cá chân ngày càng sưng, đau dữ dội.
  • Chân chuyển màu đỏ, sưng to, cảm giác nóng.
  • Mắt cá chân biến dạng.

Bị sốt

Việc thăm khám sẽ cho kết quả chẩn đoán chính xác và có cách chữa trị hợp lý nhất.

Cách phòng ngừa đau khớp ở mắt cá chân

Để giữ cho xương, dây chằng và gân chắc khỏe, ngăn ngừa đau mắt cá do chấn thương, bạn nên:

  • Chọn giày êm, thoải mái, vừa chân, hạn chế đi giày cao gót.
  • Khởi động, giãn cơ cẩn thận trước khi vận động, tập luyện thể thao để hạn chế các chấn thương cho các bộ phận cơ thể.
  • Mang đồ bảo hộ, dùng băng dán cơ cho đầu gối, mắt cá chân khi phải vận động thể thao.
  • Giữ khối lượng cơ thể ở mức phù hợp, nếu béo phì cần giảm cân để không tạo áp lực lên mắt cá chân.

Tình trạng đau khớp ở mắt cá chân không phải hiếm gặp. Trong thời gian này nên nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, nếu tình trạng nặng hơn nên đi gặp bác sĩ ngay. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn phòng ngừa và có cách chữa kịp thời khi bị đau khớp mắt cá chân.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm