Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng đau khớp ngón chân cái không sưng có thể xảy ra ở nhiều đố i tượng, không phân biệt giới tính, lứa tuổi... Mặc dù không sưng, tuy nhiên, hiện tượng này cũng tạo cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Đau khớp ngón chân cái không sưng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một hay nhiều bệnh lý nào đó. Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây để biết cách xử lý phù hợp.
Theo các chuyên gia về xương khớp, khớp ngón chân cái là một trong những vị trí dễ lắng đọng các tinh thể muối urat. Điều này sẽ làm cho người bệnh gặp những cơn đau dai dẳng.
Bên cạnh đó, ngón chân cái có nhiệm vụ tạo lực đòn bẩy cho bàn chân khi chạy bộ hoặc bật nhảy. Khi khớp ngón chân cái bị tổn thương, chức năng của bàn chân sẽ bị ảnh hưởng theo, gây đau nhức, khó khăn trong việc di chuyển.
Đau khớp ngón chân cái có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, đặc biệt những người thường xuyên vận động mạnh, vận động viên (múa bale) hay những người thường xuyên sử dụng rượu bia.
Đau khớp ngón chân cái gây tình trạng đau, cứng khớp: Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên khi gặp các vấn đề ở khớp. Cơn đau sẽ thay đổi từ nhẹ đến nặng, gây nhiều bất tiện cho người bệnh.
Xuất hiện tiếng khục khục khi di chuyển khớp: Các âm thanh có thể xuất hiện khi thực hiện động tác bẻ ngón chân hoặc tay. Tuy nhiên, nếu âm thanh xuất hiện ngay cả khi bạn không bẻ khớp, thì đây ắt hẳn là dấu hiệu cho thấy các khớp xương đang có vấn đề.
Gây khó khăn trong quá trình di chuyển: Sự đau cứng khớp ngón chân cái khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn, dễ dẫn đến các chấn thương khác do sự mất cân bằng của chân.
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau khớp ngón chân cái:
Đau khớp do nhiễm trùng
Nhiễm trùng khớp là tình trạng viêm khớp do vi khuẩn gây nên. Bệnh làm xuất hiện những cơn đau dữ dội bên trong khớp, kèm theo đó là tình trạng nóng, đỏ, co cơ, nặng hơn có thể tràn dịch khớp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn, sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau.
Đau khớp do biến chứng của một số bệnh lý
Những bệnh lý thường thấy như: Bệnh Gout, lupus ban đỏ, viêm Burs ngón chân…đều là nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp. Khi mắc bệnh, lượng axit uric trong máu tăng cao, lâu dần sẽ kết tinh thành những hạt màu trắng, tích tụ tại các khớp gây nên tình trạng viêm, đau khớp.
Đau khớp ngón cái do thoái hóa
Thoái hóa là kết quả của sự hao mòn các mô sụn tại khớp theo tuổi tác hoặc do lao động nặng trong thời gian dài, gây nên tình trạng đau khớp, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa.
Đau khớp ngón chân cái do chấn thương trong quá trình vận đông như bong gân, trật khớp, gãy xương,… Tiếp đó, việc chọn những đôi giày không phù hợp với hình dạng và kích thước bàn chân cũng có thể khiến bạn bị đau khớp ngón chân cái. Ngoài ra, còn có thể gặp nhiều biến chứng khác như dị tật ngón chân, bệnh bunion, u xương ngón chân cái...
Những cơn đau khớp không sưng xảy ra bởi chấn thương phần mềm hay do các tác động vật lý thường tự động biến mất sau 1 - 2 tuần nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với những trường hợp liên quan tới bệnh lý, thì bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Vì nếu càng để lâu sẽ càng dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Tùy vào tình trạng bệnh để có những phác đồ điều trị cụ thể. Người bệnh cần tuân thủ và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Với những trường hợp chấn thương phần mềm, các bạn có thể thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà như:
Sử dụng túi chườm: Bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh tùy ý. Việc chườm hỗ trợ giảm đau do bong gân ngón chân cái. Lưu ý không nên xoa dầu nóng hoặc chườm trong trường hợp vết thương hở.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Trong quá trình chấn thương, bạn cần hạn chế vận động, nhằm giúp các khớp có thời gian phục hồi, tránh tình trạng tái phát. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nẹp để cố định vùng khớp, tránh lệch khớp trong khi vận động.
Phương pháp Tây y giúp làm giảm nhanh cơn đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm. Trong đơn thuốc sẽ chứa một số loại thuốc giảm đau, chống viêm như: Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen… Các loại thuốc này sẽ giúp cảm giác đau nhức biến mất trong thời gian ngắn.
Các bài tập vật lý trị liệu thường được kết hợp trong quá trình điều trị Tây y, hoặc trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật.
Các bài tập này giúp làm tăng phạm vi chuyển động của ngón chân cái, đồng thời tăng cường cơ bắp cho chân. Từ đó làm tăng tính linh hoạt cho các khớp, khiến quá trình hồi phục trở nên nhanh chóng hơn.
Với nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, dễ kiếm sẽ hỗ trợ điều trị các bệnh lý đau khớp ngón chân cái một cách hiệu quả. Một số bài thuốc mà bạn có thể tìm hiểu thêm với thành phần chính như lá tía tô, từ cây dây đau xương, ngải cứu, lá lốt…
Bên cạnh việc chữa trị bệnh đau khớp, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đẩy lùi cơn đau cũng như phòng tránh tái phát.
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau khớp ngón chân cái không sưng, cũng như nguyên nhân và phương pháp điều trị. Hy vọng chia sẻ trên có ích cho bạn đọc, để từ đó sẽ hình thành thói quen sinh hoạt khoa học, hạn chế tối đa các bệnh lý về xương khớp.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.