Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp ngón tay là bệnh lý rất phổ biến. Nhiều người khi bị đau khớp ngón tay thường thắc mắc đau khớp ngón tay nên ăn gì tốt? Những thông tin cung cấp trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời về những loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị đau khớp ngón tay hiệu quả.
Dinh dưỡng không những có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và hoạt động của con người mà còn ảnh hướng tốt/xấu đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Việc chúng ta ăn gì, ăn lượng bao nhiêu, cách ăn ra sao,… đều có liên quan mật thiết đến sức khỏe nói chung và sức khỏe hệ xương khớp nói riêng.
Theo nghiên cứu CDC, 9% phụ nữ và 4% nam giới trên 26 tuổi bị đau nhức khớp ngón tay. Ở người trên 70 tuổi, con số này tăng lên 25,6% ở phụ nữ và 13% nam giới.
Đau khớp ngón tay có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên dưới đây là những nguyên nhân chính thường gặp:
Khi đau khớp ngón tay, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đau dây chằng ở ngón tay và nóng khớp ngón tay, có thể xảy ra tại một hay nhiều khớp nhưng chủ yếu là các khớp ở đầu ngón tay.
Khi bệnh nhân cầm nắm hoặc kẹp đồ vật ở giữa các ngón tay thì cảm giác đau càng tăng lên, cơn đau thường kéo dài âm ỉ, có thể kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi.
Đặc biệt, buổi sáng thức dậy bệnh nhân sẽ nhận thấy các triệu chứng sưng tấy, da và khớp căng cứng rất khó chịu, gây đau đớn cũng như khiến việc sinh hoạt vận động gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, dù chỉ chạm nhẹ người bệnh cũng cảm thấy đau nhức không ngừng.
Khi bị đau khớp ngón tay, người bệnh cần tiến hành các liệu pháp chữa trị giúp giảm đau, giảm viêm nhanh chóng, bao gồm:
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, giàu dưỡng chất sẽ rất tốt cho sức khỏe toàn bộ cơ thể, trong đó bao gồm cả hệ xương khớp. Do đó, người đau khớp tay nên ăn gì là vấn đề rất đáng được quan tâm. Các loại thực phẩm dưới đây đều rất cần được tăng cường, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày:
Trong cá biển, cá hồi, cá basa… có chứa nhiều axit béo Omega-3 cũng như nhiều hoạt chất khác mang lại công dụng kháng viêm rất hiệu quả, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức ngón tay cũng như tình trạng cứng khớp vào buổi sáng.
Bên cạnh đó, cá là nguồn cung cấp canxi tự nhiên tốt cho hệ xương khớp nên việc ăn cá thường xuyên cũng giúp hệ cơ xương phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, bệnh nhân đau khớp ngón tay cũng có thể tăng cường bổ sung các loại dầu thực vật, bao gồm dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân… vì chúng chứa rất nhiều axit béo tốt cho khớp, có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức khớp tay.
Các loại rau xanh thuộc họ cải như bông cải xanh, cải bẹ xanh, cải ngọt, bắp cải… chứa vitamin và một số kháng thể cần thiết tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm khớp.
Củ nghệ chứa chất curcumin có tác dụng giúp giảm viêm, sưng cũng như cải thiện chức năng của hệ xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh nếu có bệnh về đông máu, đái tháo đường, ung thư tử cung thì tránh sử dụng tinh bột nghệ.
Nghiên cứu cho thấy, trong quả anh đào có chứa nhiều chất có thể giúp cải thiện đáng kể những cơn đau và cứng khớp. Bệnh nhân nên tập thói quen uống một cốc nước ép anh đào hàng ngày sẽ giúp những cơn đau khớp ngón tay được cải thiện nhanh chóng.
Trong lá trà xanh có chứa hoạt chất polyphenol - một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm và làm chậm tốc độ tổn thương sụn khớp. Bên cạnh đó, hoạt chất Diallyl Disulfide trong tỏi có thể ngăn cản hoạt động của enzyme tiêu hủy sụn khớp.
Đặt bàn tay lên một mặt phẳng sao cho cẳng tay, cổ tay và bàn tay thẳng hàng nhau. Ngón tay duỗi thẳng và áp sát nhau.
Nắm các ngón tay lại thành nắm đấm, không nắm chặt tay. Giữ tư thế trong vòng vài giây. Sau đó, từ từ đưa bàn tay trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác nhiều lần và đổi tay.
Đặt bàn tay lên một mặt phẳng, lòng bàn tay úp xuống. Di chuyển ngón trỏ về phía ngón tay cái. Tiếp tục với ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út. Thực hiện động tác nhiều lần với cả hai tay.
Đặt úp lòng bàn tay lên mặt phẳng, từ từ nhấc từng ngón tay lên, sau đó hạ xuống. Bệnh nhân cũng có thể nâng nhiều ngón tay cùng lúc. Bài tập này cần thực hiện 10 – 12 lần cho mỗi ngón để giúp mở rộng phạm vi chuyển động của các ngón tay.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.