Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp xương chậu là hiện tượng thường gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới. Bệnh rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác của vùng cột sống và thắt lưng. Hãy cùng tìm hiểu xem đau khớp xương chậu là như thế nào nhé!
Đau khớp xương chậu có thể gặp ở bất cứ ai. Đây là tình trạng viêm ở một khớp hoặc nhiều khớp giữa xương cột sống và xương chậu. Các khớp này ở phần dưới của cột sống, nơi nối với phần xương chậu. Do đó, đau khớp ở vị trí này có thể tác động mật thiết đến: Lưng dưới, hông, mông, chân và bàn chân.
Khi có dấu hiệu của bệnh đau khớp xương chậu, người bệnh cần đi khám ngay lập tức, vì nếu không phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: Teo cơ mông và đùi, dính khớp, biến dạng khớp, viêm khớp dạng thấp thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.
Khi bị đau khớp xương chậu người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ vùng cột sống và thắt lưng. Cơn đau sẽ lan dần xuống vùng giữa mông và đùi. Hơn nữa, đây là bệnh mãn tính, tiến triển chậm nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sinh hoạt của người bệnh.
Đau khớp xương chậu chính là tình trạng viêm tiến triển một hoặc hai khớp xương cùng chậu, đoạn kết nối xương sống và xương chậu gần hông. Đau khớp xương chậu là nguyên nhân chính gây nên viêm cột sống dính khớp.
Đau khớp ở vùng xương chậu là một trong những nguyên nhân gây đau lưng dưới, đùi hoặc mông. Tuy nhiên tình trạng này thường rất khó chẩn đoán vì có rất nhiều bệnh gây đau ở vị trí tương tự như: Đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cột sống...
Bệnh gây đau ở vùng xương cùng, mông, đùi, hông, lưng dưới, kéo dài xuống một hoặc cả hai chân, có thể đau ở bàn chân và làm giới hạn các động tác cúi, xoay, ngửa người… Nếu bệnh nhân đứng lâu hoặc bước lên xuống cầu thang, các cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Các cơn đau khớp xương chậu thường xảy ra ở vùng cột sống thắt lưng, lưng dưới và mông. Một số trường hợp đau ít hơn, cơn đau xảy ra ở chân, bàn chân và khớp háng. Các dấu hiệu đau khớp xương chậu như sau:
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, nguyên nhân gây ra bệnh rất đa dạng, phổ biến là do:
Do bệnh nhân té ngã hoặc xảy ra tai nạn xe cơ giới, chơi thể thao… Các tác nhân trên làm tác động ngoại lực lên khớp xương chậu hoặc các dây chằng, cơ, xương hỗ trợ bao quanh dẫn đến viêm, đau nhức xương chậu.
Các cơn đau do viêm khớp có thể xảy ra ở các khớp xương chậu do tình trạng đứt dây chằng, gây bào mòn và hư hại khớp xương. Bên cạnh đó viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm ở các khớp của cột sống, trong đó viêm khớp xương chậu là triệu chứng ban đầu của bệnh này. Ngoài ra, bệnh viêm khớp vẩy nến – một loại bệnh viêm khớp mãn tính xuất hiện ở người bệnh viêm da vảy nến thể nặng, có thể gây viêm các khớp ở cột sống, bao gồm các khớp xương chậu.
Trong quá trình mang thai, vấn đề tác động của hormone khiến cho các cơ, xương và dây chằng của xương chậu giãn ra, các khớp cùng chậu trở nên lỏng lẻo. Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể thay đổi cũng gây áp lực lên khớp xương chậu, làm cho chúng trở nên mòn và dễ viêm hơn.
Các nguyên nhân về nhiễm trùng, viêm túi thừa sinh mủ do vi khuẩn Staphylococcus aureus, bệnh nhiễm khuẩn dây chằng hoặc các mô mềm quanh khớp xương chậu, viêm vùng kín ở phụ nữ, viêm đại tràng… cũng có thể là nguyên nhân gây viêm khớp xương chậu.
Bên cạnh đó, những người có bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh gout… cũng có thể là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đau khớp xương chậu.
Với những người mắc bệnh đã lâu năm, biến chứng của bệnh rất nguy hiểm, điển hình như sau:
Tình trạng khớp xương chậu bị viêm trong thời gian dài có thể khiến khu vực xung quanh tổn thương và lan rộng, xâm lấn các hệ thống dây thần kinh tọa và các cơ lân cận như cơ đùi, cơ mông. Từ đó, dễ dẫn đến bị teo cơ, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Nếu tổn thương quá nhiều, ảnh hưởng đến các cơ, khớp và dây thần kinh quan trọng có thể dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp. Bệnh nhân có cảm giác tê cứng các chi, không thể xoay người, khó đi đứng, không thể khom lưng hay ngồi lâu được… dần dần dẫn đến nguy cơ bị liệt chi.
Đối với phụ nữ bị đau khớp xương chậu, nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, dễ gặp các biến chứng như: Viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ, tăng tỷ lệ vô sinh hiếm muộn, sinh khó và mang thai ngoài tử cung…
Các cơn đau khớp xương chậu nếu kéo dài nhiều năm, khiến cho người bệnh luôn luôn trong trạng thái khó chịu, đau đớn, khó đi lại và làm việc… ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và tiêu tốn nhiều chi phí phục vụ cho việc điều trị.
Nhiệm vụ của khớp xương chậu là gánh trọng lượng của phần trên của cơ thể khi chúng ta vận động. Áp lực này rất lớn và là nguyên nhân khiến cho vùng khớp này dễ bị tổn thương hơn.
Hiện tại, các chuyên gia cơ xương khớp nhận định rằng vẫn chưa có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa chứng đau khớp xương chậu. Mỗi người có thể tự ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng khó chịu bằng cách:
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.