Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đau quặn bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Ngày 23/07/2024
Kích thước chữ

Tình trạng xuất hiện các cơn đau quặn bụng thường gặp ở người bệnh. Đây được xem là một trong những triệu chứng bệnh lý ở dạ dày - ruột. Nguyên nhân gây ra có thể từ thói quen sinh hoạt không điều độ của bệnh nhân.

Các cơn đau quặn bụng xuất hiện là do chịu chứng bệnh lý ở đường tiêu hóa. Điều này có thể do thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc nhiều nguyên nhân khác. Khi áp dụng biện pháp chăm sóc đúng cách, bệnh nhân có thể khỏi bệnh nhanh chóng. Đối với trường hợp tiến triển nặng, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu tổng quan về cơn đau quặn bụng

Cơn đau quặn bụng chính là thuật ngữ để mô tả cảm giác đau và đứt quãng ở tại vị trí bụng. Bộ phận này chính là nơi tập trung của các cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể. Phần rốn chính là nơi gặp gỡ của nhiều cơ quan khác nhau. Do vậy, khi các cơn đau quặn xuất hiện, bệnh nhân cần phải cảnh giác hơn với tình trạng này.

Đau quặn bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị 1
Đôi nét cần biết về đau quặn bụng

Khi đối mặt với các cơn đau quặn bụng, một số bệnh nhân thường nghĩ là do đau dạ dày. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơn đau này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau.

Nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện đau quặn bụng

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn đau quặn ở bụng có thể kể đến như căng cơ, viêm ruột, bị đầy hơi,...

Đau quặn bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị 2
Những nguyên nhân chính gây tình trạng đau quặn ở phần bụng

Căng cơ thành bụng

Khi hoạt động quá mức, cơ thể có thể dẫn đến các cơn căng cơ ở thành bụng. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những người thường xuyên tập thể dục, thể thao nặng. Đặc biệt là khi thực hiện động tác gập bụng.

Cơ thể mất nước

Cơ thể bị mất nước sẽ gây ra tình trạng thiếu chất điện giải. Điều này có thể làm xuất hiện các cơn co thắt trên cơ thể gồm có cơ trong dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể bị thiếu chất điện giải như magie, natri với canxi.

Bệnh viêm ruột

Bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng đều được xem là các bệnh lý mạn tính. Hai bệnh này có thể gây ra hiện tượng co thắt ở ruột. Bệnh Crohn thường có ở bất kỳ đâu trong ống tiêu hóa. Còn bệnh viêm loét đại tràng chỉ gây ảnh hưởng chủ yếu đến đại tràng.

Viêm dạ dày hoặc dạ dày ruột

Tình trạng viêm dạ dày hoặc viêm dạ dày ruột thường gặp ở dạ dày với ruột non. Bệnh nhân sẽ cảm thấy các cơn đau quặn bụng xuất hiện kèm các triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi,...

Hội chứng ruột kích thích

Bệnh lý ruột kích thích được xem là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến. Đặc trưng nhất chính là các cơn đau quặn bụng tái phát nhiều lần khiến cơ thể khó chịu. Hầu hết các trường hợp này đều không xác định rõ nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh.

Những triệu chứng thường gặp khi bị đau quặn bụng

Cơn đau quặn bụng tái đi tái lại nhiều lần làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau đớn. Ở mỗi vị trí đau sẽ biểu hiện cho bệnh lý khác nhau. Theo đó, cơ thể sẽ có các triệu chứng đi kèm khác để nhận biết bệnh.

Đau quặn bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị 3
Triệu chứng phổ biến khi bị đau quặn bụng

Những triệu chứng đó có thể là:

  • Đau giữa bụng: Kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu,... Đây là các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng,...
  • Đau quanh rốn: Cơn đau ở quanh rốn hoặc vùng bụng thấp phía bên phải kèm triệu chứng khác như tiêu chảy, sốt, buồn nôn,... Bệnh nhân có nguy cơ bị đau ruột thừa.
  • Đau dưới rốn: Kèm triệu chứng đau nhói ở bụng dưới rốn, rối loạn phân, chuột rút, sốt,... Bệnh nhân có nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa hoặc viêm ruột.
  • Đau ở trên rốn: Kèm theo triệu chứng tức bụng, đau khi no hoặc đói được xem là dấu hiệu để cảnh báo bệnh đau dạ dày.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau quặn bụng

Để điều trị bệnh lý này, các bệnh nhân cần phải chẩn đoán nguyên nhân xuất hiện cơn đau quặn bụng rồi tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Đau quặn bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị 4
Phương pháp chẩn đoán và chữa bị cơn đau quặn ở bụng

Chẩn đoán cơn đau quặn bụng

Quá trình chẩn đoán giúp bác sĩ xác định rõ nguyên nhân gây ra cơn đau quặn bụng. Bệnh nhân sẽ mô tả lại một triệu chứng gặp phải, khám lâm sàng và khai thác bệnh sử. Sau đó, các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số các phương pháp chẩn đoán khác như xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, chụp CT scan,...

Cách điều trị các cơn đau tại nhà

Hiện nay, các cơn đau quặn bụng có thể thực hiện biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, những đối tượng như thai phụ cần lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.

Các phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:

  • Nhiệt liệu pháp: Phương pháp này dùng để hỗ trợ cho các cơ thư giãn tốt hơn. Nó sẽ hiệu quả đối với những trường hợp hoạt động cơ nhiều gây đau quặn bụng.
  • Massage nhẹ nhàng: Bạn có thể thực hiện massage nhẹ nhàng ở vùng bụng để thư giãn tốt hơn.
  • Bổ sung các chất điện giải: Các cơn co thắt xuất hiện có thể do cơ thể bị thiếu nước. Chính vì vậy, bạn cần bổ sung thông qua việc uống chất điện giải. Tuy nhiên, điều này cần cẩn trọng hơn đối với bệnh nhân bị suy thận.
  • Dùng thuốc giảm đau hoặc thuống kháng axit: Một số loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen, thuốc kháng axit hoặc ức chế bơm proton,... Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nếu cơn đau quặn bụng xuất hiện do cơ thể hoạt động quá mức, bệnh nhân nên giảm tập luyện nặng và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.

Tham khảo cách phòng tránh tình trạng đau quặn bụng

Những cơn đau quặn bụng này có thể tái phát nhiều lần. Để phòng tránh tình trạng này tốt hơn, bệnh nhân cần phải thay đổi về lối sống sinh hoạt.

  • Bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Hạn chế dùng các loại đồ uống có cồn, cafein hoặc thức ăn cay nóng. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn. Quy trình học tập, làm việc cần có thời gian phù hợp và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này giúp tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay căng thẳng quá mức.
  • Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh và phát hiện điều trị kịp thời.
  • Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên thăm khám để điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế tình trạng tự ý sử dụng thuốc tại nhà gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Các cơn đau quặn bụng xuất hiện do cơ thể mắc phải bệnh lý nào đó. Để xác định nguyên nhân cụ thể, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý hơn về chế độ sinh hoạt để tránh gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.