Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Chăm sóc cơ thể

Đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì có bị sao không?

Ngày 20/07/2024
Kích thước chữ

Hiện tượng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì có thể khiến nhiều bé gái cảm thấy tự ti và lo lắng về sự phát triển cơ thể của mình. Về bản chất, hiện tượng đầu ti thụt không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong quá trình cho con bú sau này.

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể các bé gái trải qua nhiều sự thay đổi về mặt sinh lý và tâm lý. Một trong những hiện tượng có thể gây lo lắng và bối rối là tình trạng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì. Tình trạng này có thể xảy ra ở một bên ngực hoặc cả hai bên.

Hiện tượng đầu ti bị thụt như thế nào?

Ở độ tuổi dậy thì, ngực và ti của nữ giới sẽ trải qua quá trình phát triển. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng đầu ti bị thụt trong thời kỳ này, có thể đây là hiện tượng đầu ti bị đảo ngược.

Hiện tượng đầu ti bị thụt vào trong có thể xảy ra một phần hoặc toàn bộ núm vú. Mặc dù tình trạng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó có thể gây ra tác động đến thẩm mỹ vùng ngực, khiến các bạn nữ cảm thấy tự ti và lo lắng về ngoại hình của mình.

Đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì có bị sao không? 1
Hiện tượng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì có thể xảy ra một phần hoặc toàn bộ núm vú

Nhiều phụ huynh, đặc biệt là những bé gái trong độ tuổi dậy thì thường rất lo lắng khi gặp phải đầu ti bị thụt vào trong. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải là hiếm gặp, với khoảng 10 - 20% nữ giới trải qua tình trạng này.

Nguyên nhân khiến đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì

Đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì không được xem là bệnh lý, tình trạng này có thể xuất hiện ngay cả khi sức khỏe, nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này thường liên quan đến cấu tạo cơ thể của trẻ. Trong giai đoạn dậy thì, khi các bé gái chưa hoàn toàn trưởng thành, tuyến sữa chưa phát triển đầy đủ nên dẫn đến núm vú bị tụt vào trong.

Các chuyên gia nhận định rằng hiện tượng này là bình thường và không cần phải lo lắng quá mức. Đối với những trường hợp nhẹ, có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để khắc phục. Phụ huynh và trẻ nên theo dõi và xử lý khi gặp tình trạng này. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này do sẹo hoặc các tổ chức xơ dưới núm vú gây co kéo, việc tự xử lý không mang lại kết quả, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám. Điều này giúp xác định nguyên nhân và mức độ của tình trạng để có biện pháp điều trị thích hợp.

Đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì có bị sao không? 2
Trong giai đoạn dậy thì, tuyến sữa chưa phát triển đầy đủ nên dẫn đến núm vú bị tụt vào trong

Các mức độ đầu ti bị thụt

Để xác định tình trạng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì và mức độ của nó, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Đứng trước gương, cởi áo và nâng ngực lên.
  • Đặt ngón cái và ngón trỏ ở hai bên quầng vú.
  • Ấn nhẹ dưới đầu ti khoảng 2,5 cm.

Lưu ý, cần thực hiện kiểm tra này một cách nhẹ nhàng. Dựa vào phản ứng của núm vú, bạn có thể xác định mức độ thụt vào của đầu ti.

Cấp độ 1

Khi nhấn nhẹ phần quầng vú, đầu ti nhô ra dễ dàng. Khi thả tay ra, đầu ti vẫn ở nguyên vị trí vừa được ấn lên và không thụt lại ngay lập tức. Đối với cấp độ này, nữ giới vẫn có thể cho con bú bình thường dù đầu ti không lộ ra rõ và không được thẩm mỹ.

Cấp độ 2

Đầu ti nhô ra khi nhấn nhưng không dễ dàng như cấp độ 1. Núm vú sẽ thụt vào nhanh chóng khi ngừng ấn vào quầng vú. Cấp độ này gây khó khăn khi phụ nữ có con và cho con bú. Ngực có một lượng xơ nang tuyến vú nhỏ và ống dẫn sữa cũng bị thụt vào trong.

Cấp độ 3

Đầu ti bị thụt vào hoàn toàn và không phản ứng dù kéo ra. Đây là tình trạng nặng nhất. Ngực có nhiều xơ nang và ống dẫn sữa bị thụt vào nhiều. Nữ giới có nguy cơ nhiễm trùng cao và không thể cho con bú.

Điều trị đầu ti bị thụt

Như đã đề cập, hiện tượng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì không phải là điều hiếm gặp vì đây là tình trạng phổ biến ở nhiều nữ giới. Do đó, phụ huynh và các bé gái không nên quá lo lắng về hiện tượng này vì nó có thể cải thiện khi bé trưởng thành. Hơn nữa, có nhiều phương pháp điều trị hiện đại giúp khôi phục đầu ti một cách hiệu quả.

Kích thích núm vú bằng tay

Để giúp núm vú nhô ra, bạn có thể kích thích núm vú bằng tay. Vê núm vú bằng ngón cái và ngón trỏ nhiều lần trong ngày hoặc kéo núm vú nhẹ nhàng khi núm vú đang cương cứng. Sau khi thực hiện các động tác trên, có thể dùng một chiếc khăn ướt lạnh đắp lên đầu ti để kích thích và giúp núm vú không bị thụt lại.

Đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì có bị sao không? 3
Để giúp núm vú nhô ra, bạn có thể kích thích núm vú bằng tay

Kỹ thuật Hoffman

Bạn sử dụng cả hai ngón cái và đặt lên hai bên đầu ti, sau đó nhẹ nhàng di chuyển chúng theo hai hướng đối diện. Cụ thể, một ngón có thể hướng lên trên và ngón còn lại hướng xuống dưới hoặc một ngón sang trái và ngón còn lại sang phải.

Thực hiện động tác này từ 2 - 5 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài từ 2 - 5 phút. Phương pháp này sẽ giúp làm tan các khối u làm núm vú bị thụt vào, đồng thời giúp núm vú trở về trạng thái bình thường.

Dùng cốc dẻo

Cốc dẻo được thiết kế đặc biệt để điều trị tình trạng núm vú bị thụt và hiện có nhiều loại được bán trực tuyến. Nghiên cứu cho thấy cốc dẻo có thể giúp điều trị hiệu quả tình trạng này chỉ trong vài tuần. Để sử dụng, chỉnh cốc vào núm vú và bóp đáy cốc, đồng thời nhẹ nhàng ấn cốc vào đầu ti. Điều này tạo ra áp lực nhẹ giúp kéo núm vú vào trong cốc. Để cốc vừa vặn hơn, bạn có thể thoa một ít kem trị nứt lên núm vú hoặc lên cốc. Nếu kem không cải thiện tình trạng, hãy thử cốc với kích cỡ khác. Khi mới sử dụng, đeo cốc trong khoảng 15 phút vào ngày đầu tiên. Nếu không có cảm giác đau hoặc khó chịu, dần dần tăng thời gian sử dụng lên đến 4 giờ mỗi ngày trong tuần đầu.

Dùng ống tiêm kéo núm vú bị thụt

Một phương pháp khác là sử dụng ống tiêm 10 ml sạch (không có kim) để kéo núm vú. Cắt ống tiêm ở vạch 0 ml, gắn pít tông vào đầu cắt và nhấn pít tông vào trong ống. Áp đầu ống vào núm vú, kéo pít tông để núm vú nhô lên. Sau khi sử dụng, tháo rời ống tiêm và rửa sạch với nước nóng và xà phòng.

Đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì có bị sao không? 4
Dùng ống tiêm áp vào núm vú, kéo pít tông để núm vú nhô lên

Phẫu thuật khi núm vú bị thụt

Nếu các biện pháp điều trị không mang lại kết quả, phẫu thuật có thể là lựa chọn cuối cùng. Khi quyết định phẫu thuật, hãy tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa và bác sĩ uy tín để thăm khám. Tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ trước và sau phẫu thuật để đảm bảo điều trị hiệu quả và hồi phục tốt.

Tình trạng đầu ti bị thụt ở tuổi dậy thì là một hiện tượng phổ biến và thường không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc hiểu biết và chăm sóc cơ thể một cách đúng đắn trong giai đoạn dậy thì sẽ giúp bạn có một sự phát triển khỏe mạnh và tự tin hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin