Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong cơ thể, do đó việc bổ sung đủ nước là rất cần thiết. Cơ thể cần khoảng 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày để duy trì hoạt động. Một số người cho rằng nước nóng có lợi cho đường tiêu hóa, thúc đẩy co giãn mạch máu và tăng cường hoạt động của các cơ quan. Vậy uống nước nóng có tốt không và cần lưu ý gì khi uống nước nóng?
Uống nước nóng (ấm) không chỉ là cách bổ sung nước cho cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nước nóng có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể.
Uống nước nóng có tốt không? Không chỉ riêng nước nóng, mà việc uống nước nói chung đã là một hành động thiết yếu để duy trì hoạt động cơ thể và cải thiện sức khỏe.
Nước nóng (nước ấm) với nhiệt độ khoảng 25-30°C là nhiệt độ lý tưởng nhất cho cơ thể. Nó giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, giảm cảm lạnh và táo bón trong nhiều trường hợp.
Đặc biệt, vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc trong những ngày đông lạnh giá, một cốc nước ấm sẽ giúp bạn điều hòa thân nhiệt, làm ấm và thanh lọc cơ thể.
Thời điểm tốt nhất để uống nước ấm là buổi sáng, buổi tối trước khi đi ngủ và trong những ngày thời tiết lạnh. Trong các thời điểm khác trong ngày, bạn có thể kết hợp với nước ở nhiệt độ thường hoặc nước mát để duy trì sự ổn định cho các cơ quan trong cơ thể.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề uống nước nóng có tốt không, bạn đọc có thể tham khảo thêm những lợi ích từ việc uống nước nóng đối với sức khỏe dưới đây.
Khi nhiệt độ cơ thể giảm, một số người có thể xuất hiện tình trạng run không kiểm soát được. Điều này không có gì nguy hiểm, cơ thể chúng ta chỉ đang phản ứng chống lại cái lạnh. Lúc đó, bạn nên uống một cốc nước ấm để điều hòa lại nhiệt độ cơ thể, giúp nhiệt độ ổn định dần và ngừng run.
Cơ thể chúng ta cần vận động để tăng nhiệt khi mùa lạnh đến và uống nước ấm sẽ giúp tăng thân nhiệt nhanh hơn. Đây là một cách hiệu quả để duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức tốt nhất.
Uống nước nóng có tốt không? Khi bạn uống nước ấm mỗi sáng, nước sẽ qua dạ dày rồi tới ruột. Thực phẩm bạn nạp vào cơ thể lúc này đã chuyển hóa và khả năng loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể cũng tốt hơn. Theo lý thuyết, uống nước giúp thực phẩm mềm hơn nên dễ dàng tiêu hóa hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy uống nước ấm giúp ruột hoạt động tốt và tống khí ra ngoài sau phẫu thuật. Bạn có thể uống nước ấm để kích thích tiêu hóa hoặc đơn giản là cung cấp nước cho cơ thể.
Uống nước giúp cơ thể thanh lọc và hoạt động tốt hơn, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương - bộ phận xử lý thông tin của cơ thể. Dù uống nước nóng hay lạnh, công dụng này vẫn được phát huy miễn là bạn uống đủ nước theo khuyến nghị của các chuyên gia. Đảm bảo uống đủ nước giúp hạn chế những cảm xúc tiêu cực và giúp não bộ tỉnh táo, minh mẫn, nâng cao hiệu quả làm việc và học tập.
Tắc nghẽn mạch máu và xơ vữa thành mạch luôn là vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì thế, uống nước ấm là giải pháp tốt để tăng khả năng lưu thông khí huyết và ổn định đường huyết cho cơ thể. Hơn nữa, một cốc nước ấm sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Mũi bị nghẹt chủ yếu do dịch mủ viêm đọng lại đông đặc. Nhờ sức ấm của nước, dịch mũi loãng ra, mềm hơn và dễ dàng được loại bỏ, giúp dịu cơn đau và hô hấp bình thường. Một tách trà ấm sẽ là cách hữu hiệu để giúp bạn hạn chế các bệnh tai mũi họng.
Uống nước là một giải pháp tích cực cho việc nâng cao chức năng hệ thần kinh trung ương, do đó bạn có thể uống nước ấm để giảm bớt các cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước một lần mà nên chia nhỏ ra để cơ thể có thời gian hấp thụ. Việc uống nước sẽ giúp bạn giảm dần cảm giác căng thẳng và sau một thời gian, sức khỏe sẽ được cải thiện tốt hơn.
Uống nước nóng có tốt không? Với lượng nước thích hợp, các chất cặn bã trong thận sẽ được trung hòa, làm loãng và dễ dàng bài tiết hơn. Đồng thời, nước cũng giúp hòa tan các chất thải trong máu và đưa chúng ra ngoài. Không chỉ giúp thải độc cơ thể, uống nước ấm còn giúp chống viêm, tạo ra chất nhầy để các khớp xương dễ vận động và tránh đau nhức do khô khớp, đồng thời giúp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.
Nước được xem là "nguồn gốc của sự sống" quan trọng đối với sự tồn tại của con người. Khi cơ thể mất nước, da sẽ khô, nứt nẻ và nặng hơn là mắc táo bón. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung đủ nước hằng ngày nhằm giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Uống nước ấm giúp cơ thể thanh lọc và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn cải thiện tình trạng táo bón khá hiệu quả.
Uống nước nóng có tốt không? Mặc dù có một số nghiên cứu khuyến khích uống nước mát để bù nước, bạn vẫn nên sử dụng nước nóng vừa để tránh sốc nhiệt trong mùa lạnh. Theo các nghiên cứu y khoa, phụ nữ cần 2,3 lít nước và nam giới cần 3,3 lít mỗi ngày. Con số này bao gồm tổng lượng nước cung cấp từ thức ăn và đồ uống.
Trong thai kỳ và khi cho con bú phụ nữ có nhu cầu nước cao hơn và nên uống nước ấm sẽ giúp cơ thể tránh nhiễm lạnh và bù nước kịp thời. Đặc biệt, khi cho con bú, bổ sung đủ nước giúp tránh mất nước và đảm bảo sức khỏe cũng tránh ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa của người mẹ.
Achalasia là tình trạng khiến thức ăn khó di chuyển đến dạ dày và tiêu hóa, gây khó nuốt do thực phẩm mắc lại không thể di chuyển xuống dạ dày. Theo nghiên cứu, uống nước ấm sẽ làm mềm thực phẩm và hỗ trợ lưu thông thức ăn từ thực quản đến dạ dày tốt hơn, giúp người mắc chứng này cảm thấy thoải mái hơn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp uống nước nóng có tốt không cũng như một số vấn đề liên quan. Hãy xây dựng thói quen uống nước nóng mỗi ngày đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh để nâng cao sức khỏe cho bản thân nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.