Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau tức thượng vị khó thở cảnh báo điều gì?

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau thượng vị khó thở, tức ngực là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh về dạ dày, bệnh về gan, tụy cũng có thể là biểu hiện của bệnh sỏi mật.

Thỉnh thoảng chúng ta gặp phải tình trạng đau tức thượng vị khó thở, nhìn chung đây không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra liên tục và kèm theo nhiều dấu hiệu nguy hiểm thì không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó đối với cơ thể, vì vậy chúng ta nên đi kiểm tra và phát hiện bệnh sớm.

Biểu hiện của đau tức thượng vị khó thở

Đau thượng vị khó thở thường có các triệu chứng cơ bản sau:

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột mang tính chất cấp tính;
  • Đau âm ỉ trong thời gian dài;
  • Xuất hiện những cơn đau nhức kèm theo tức ngực, khó thở thường xuất hiện vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến người bệnh mệt mỏi.

dau âm ỉ trong thời gian dài là một trong những biểu hiện của đau tức thượng vị khó thở

Đau âm ỉ trong thời gian dài là một trong những biểu hiện của đau tức thượng vị khó thở

Đau tức thượng vị khó thở cảnh báo điều gì?

Có nhiều bệnh lý xuất hiện tình trạng đau tức thượng vị khó thở, cần xác định nguyên nhân theo các triệu chứng và biểu hiện của bệnh, cụ thể:

Bệnh liên quan đến dạ dày

Đau bụng trên và khó thở là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý rối loạn tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hay suy tim sung huyết.

  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày là tình trạng axit trong dạ dày và thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản làm thực quản bị tổn thương do suy giảm chức năng dạ dày hoặc người bệnh ăn quá no, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc,… với những biểu hiện rõ ràng như đau vùng thượng vị, ho khan, ợ chua, khàn tiếng, khó thở,...
  • Viêm dạ dày: Các triệu chứng thường gặp của bệnh là đau nhẹ vùng thượng vị và bụng giữa, đau kèm theo khó thở khi đói hoặc ăn quá no. Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, chán ăn hoặc không muốn ăn.
  • Viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc ruột non bị tổn thương, gây đau vùng bụng trên và xung quanh rốn. Cơn đau thường xuất hiện khi quá no hoặc quá đói, tăng dần khi người bệnh sử dụng đồ cay, chất kích thích và kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, tức ngực,…
  • Ung thư dạ dày: Máu trong phân, đau ở vùng thượng vị do khối ung thư phát triển, ợ chua, đau tức ngực, chán ăn, thở gấp, khó nuốt thức ăn,… là những triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư dạ dày. Bệnh ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi được, vì vậy nếu xuất hiện các triệu chứng trên thì người bệnh nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt để xác định mình có mắc phải căn bệnh này hay không.

dau tức thượng vị khó thở có thể cảnh báo một số bệnh liên quan đến dạ dày

Đau tức thượng vị khó thở có thể cảnh báo một số bệnh liên quan đến dạ dày

Các bệnh về gan

Không chỉ là triệu chứng thông thường của các bệnh lý về dạ dày, đau vùng thượng vị khó thở còn là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có thể đang bị áp xe gan, viêm gan và các bệnh lý về gan khác.

  • Áp xe gan: Áp xe gan là một căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm gây ra khiến gan bị nhiễm trùng tạo mủ, các ổ chứa mủ có thể đơn lẻ hoặc nhiều ổ, lớn hoặc nhỏ. Bệnh có các biểu hiện như đau bụng bên phải kèm theo ho, khó thở do cơ hoành bị kích thích, sốt, gan to, đổ mồ hôi ban đêm, buồn nôn, nôn mửa.
  • Viêm gan: Đây là tình trạng tế bào gan bị tổn thương, gây viêm nhiễm khiến máu dồn về gan làm người bệnh đau dữ dội vùng bụng trên. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên có cảm giác ớn lạnh, khó thở, tức thắt lưng bên trái. 
  • Viêm tụy: Các triệu chứng thường gặp như đau vùng thượng vị, đau lưng, đau bụng, mạch đập nhanh, đau dữ dội sau khi ăn, có thể dẫn đến nôn mửa hoặc sốt.
  • Sỏi mật: Là sự lắng đọng bất thường của mật, tạo thành chất lỏng đặc, dạng hạt hoặc giống như chất nhầy. Sỏi mật ngày nay chủ yếu do rối loạn chuyển hóa làm thay đổi hàm lượng cholesterol, muối mật, sắc tố mật tạo điều kiện hình thành sỏi. Sỏi mật thường gây ra những cơn đau ở vùng bụng bên phải hoặc trên, đau âm ỉ, kéo dài hoặc dữ dội, tùy thuộc vào vị trí của sỏi. Ngoài ra, bệnh có thể gây sốt nhẹ kéo dài, tức ngực, buồn nôn, khó thở, chán ăn, vã mồ hôi.

đau tức thượng vị khó thở có thể cảnh báo một số bệnh về gan

Đau tức thượng vị khó thở có thể cảnh báo một số bệnh về gan

Một số nguyên nhân khác

Một số vấn đề về cuộc sống và thể chất cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau vùng thượng vị khó thở. Tuy không hẳn là nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý nhưng người bệnh không nên chủ quan mà cần được điều trị và xử trí kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Do đó, một số nguyên nhân cũng gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Ăn quá nhiều và tập thể dục mạnh sau đó;
  • Lạm dụng thuốc quá mức;
  • Căng thẳng stress kéo dài, thức khuya, thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ;
  • Dị ứng Lactose.

Đau tức thượng vị khó thở có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của cơn đau thượng vị khó thở còn tùy thuộc vào tình trạng triệu chứng. Tuy nhiên những bệnh lý trên có thể coi là rất nguy hiểm. Mặt khác, khó thở có thể làm chậm chức năng của các cơ quan trong cơ thể, giảm lượng máu lên não và nhiều vấn đề khác.

Vì vậy, dù là do nguyên nhân gì thì người bệnh cũng không nên chủ quan mà nên đi khám càng sớm càng tốt để xác định chính xác bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Cách cải thiện tình trạng đau thượng vị khó thở

Người bệnh không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu các triệu chứng xuất hiện đột ngột và không thể đi khám ngay, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp này để giúp bản thân thoải mái hơn.

  • Uống nước ấm: Có thể giúp giảm nhẹ cơn đau vùng thượng vị, giảm cảm giác buồn nôn khó chịu. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể pha một tách trà nóng với gừng, bạc hà hoặc hoa cúc và uống. Trà thảo mộc không chỉ giảm đau, giảm buồn nôn mà còn ổn định tinh thần, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ, từ đó giúp phục hồi nhịp thở bình thường.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Nếu muốn nằm nghỉ, bạn nên kê cao đầu và chân để ngăn trào ngược dạ dày, rất tốt cho những người bị đau dạ dày hay liên quan đến viêm thực quản.
  • Chườm ấm hoặc thoa dầu nóng lên vùng bụng: Có thể làm dịu cơn đau thượng vị. Nếu không có túi chườm nóng, bạn có thể dùng khăn sạch nhúng nước ấm vắt sạch rồi chườm lên bụng.
  • Chườm mát: Nếu có dấu hiệu sốt thì nhanh chóng chườm mát để hạ sốt, chỉ dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt tăng trên 38,5 độ.

Nếu những triệu chứng này vẫn không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt tránh những biến chứng khác có thể xuất hiện.

Uống nước ấm có thể giúp giảm nhẹ cơn đau vùng thượng vị

Uống nước ấm có thể giúp giảm nhẹ cơn đau vùng thượng vị
 

Trên đây là thông tin liên quan đến tình trạng đau tức thượng vị khó thở. Dù là do nguyên nhân nào thì người bệnh cũng không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường của bệnh mà cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học hơn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các triệu chứng này.

Nhung Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm