Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Tuyết Vĩ
Mặc định
Lớn hơn
Đáy chậu là một khu vực giải phẫu ít được nhắc đến, tuy nhiên trên thực tế lại đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng của cơ thể và đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Vậy đáy chậu là gì?
Hiểu rõ về đáy chậu không chỉ giúp phụ nữ nâng cao kiến thức về cơ thể mình mà còn hỗ trợ họ trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong và sau quá trình sinh con. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn chi tiết về định nghĩa đáy chậu là gì, cấu trúc, vai trò cũng như các vấn đề thường gặp và biện pháp giảm đau sau khi sinh.
Đáy chậu là khu vực giải phẫu nằm giữa niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang) và hậu môn. Ở phụ nữ, đáy chậu còn bao gồm cả cửa mình. Trong quá trình sinh nở, một số phụ nữ có thể cần phải thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn để hỗ trợ em bé đi qua đường âm đạo dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này có thể gây đau vùng đáy chậu sau khi sinh và cần áp dụng một số biện pháp để giảm đau hiệu quả.
Ở phụ nữ, đáy chậu bao gồm các cấu trúc sau:
Cấu trúc này được tạo thành từ các lớp cơ, mô liên kết và da, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan vùng chậu, kiểm soát tiểu tiện, đại tiện và duy trì chức năng tình dục.
Sau khi tìm hiểu đáy chậu là gì, biết về chức năng của bộ phận này cũng rất quan trọng. Đáy chậu có nhiều chức năng như sau:
Một số vấn đề thường gặp ở đáy chậu bao gồm:
Đau tầng sinh môn sau sinh là một tình trạng khá phổ biến ở hầu hết phụ nữ. Quá trình chuyển dạ và rặn sinh để đưa một em bé nặng từ 3 đến 4 kg qua âm đạo (ống đẻ) nhỏ hẹp có thể gây chấn thương đường sinh dục, đặc biệt là rách âm đạo. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi phụ nữ cảm thấy đau và rát ở vùng đáy chậu.
Thời gian hồi phục và mức độ đau tầng sinh môn sau sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào phương pháp sinh và từng cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, đau tầng sinh môn sau sinh có thể được chia thành các trường hợp sau:
Dưới đây là những cách được các bác sĩ và chuyên gia khuyên thực hiện để giảm đau ở vùng tầng sinh môn sau khi sinh, phù hợp cho cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ:
Giữ vệ sinh vùng này là một trong những bước quan trọng nhất. Hãy rửa vết thương bằng nước ấm hàng ngày và sau khi đi tiểu để tránh việc nước tiểu gây kích ứng vùng da bị tổn thương. Việc giữ vệ sinh sẽ giúp vết thương mau khỏi và ngăn ngứa các nguy cơ nhiễm trùng.
Chườm lạnh là một trong những phương pháp hiệu quả. Bạn có thể sử dụng găng tay phẫu thuật sạch chứa đá bào hoặc miếng lót có túi chườm lạnh đi kèm để chườm lên vùng bị tổn thương. Cách này sẽ giúp giảm sưng và cảm giác đau đớn.
Tránh băng bó vết thương quá kín vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nên để vết thương thoáng khí càng nhiều càng tốt để đảm bảo quá trình lành vết thương diễn ra thuận lợi.
Bạn có thể tắm và chườm ấm để giúp giảm đau và làm dịu vết thương hiệu quả. Ngâm phần hông và mông trong nước ấm khoảng 20 phút, lặp lại vài lần mỗi ngày để giảm cảm giác khó chịu.
Bạn có thể thuốc gây tê dưới dạng xịt, kem, thuốc mỡ hoặc miếng đệm theo bác sĩ khuyến cáo. Các thuốc giảm đau thông thường như Acetaminophen (Tylenol) cũng có thể có hiệu quả trong việc giảm đau.
Hãy nằm và ngủ ở tư thế nghiêng về một phía để giảm áp lực lên vùng đáy chậu. Không nên đứng hay ngồi trong một thời gian quá lâu. Sử dụng gối có lỗ ở giữa (thường dùng cho người bị trĩ) để ngồi, giúp giảm áp lực lên vùng tổn thương. Siết chặt cơ mông trước khi ngồi cũng là một cách giảm thiểu đau đớn.
Tránh mặc quần áo chật, đặc biệt là đồ lót, vì chúng có thể cọ xát và gây kích ứng vùng da bị tổn thương, làm chậm quá trình lành vết thương. Hãy để vùng đáy chậu khô thoáng nhiều nhất có thể.
Bằng cách uống nhiều nước, bạn có thể tránh được tình trạng táo bón vì táo bón có thể gây cảm giác đau đớn khi đi ngoài. Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống để giúp phân mềm hơn. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng nhẹ.
Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi đáy chậu là gì và nguyên nhân gây đau đáy chậu sau sinh ở phụ nữ. Nhìn chung, đáy chậu là một khu vực giải phẫu quan trọng ở phụ nữ, liên quan đến nhiều chức năng cơ bản của cơ thể. Hiểu biết về đáy chậu và cách chăm sóc nó, đặc biệt là sau khi sinh sẽ giúp phụ nữ duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Từ việc giữ vệ sinh, chườm lạnh, tránh áp lực, đến tập luyện kegel, tất cả đều giúp cải thiện quá trình hồi phục và bảo vệ sức khỏe vùng đáy chậu.
Xem thêm: Hậu môn ẩm ướt có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.