Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đã bao giờ bạn thắc mắc hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào không? Đây được xem là cơ quan quan trọng nằm trong hệ tiêu hóa của con người, có nhiệm vụ đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể.
Hậu môn là một phần hệ tiêu hóa và cũng là một phần của cơ thể con người. Hậu môn nằm ở phía cuối của đường tiêu hóa, có chức năng chính là kiểm soát và đào thải phân ra khỏi cơ thể khi đi đại tiện. Vậy hậu môn bình thường có cấu tạo ra sao và chức năng chính là gì? Hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ có gì khác biệt? Cùng xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về cơ quan này nhé!
Hậu môn là cơ quan nằm ở vị trí cuối cùng của hệ tiêu hóa trên cơ thể con người. Hậu môn bình thường có chiều dài khoảng 2.5 - 4cm, đặt ở giữa hai mông. Mép trên của hậu môn sẽ được nối liền với trực tràng, còn phần mép dưới của hậu môn hay còn gọi là rìa hậu môn sẽ thông với bên ngoài.
Ngoài ra, hậu môn còn là nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh. Khi các tĩnh mạch ở vách hậu môn phình giãn, có thể tạo thành búi trĩ.
Hậu môn bình thường có chức năng chính là đào thải phân ra khỏi cơ thể. Khi phân được đào thải di chuyển xuống dưới trực tràng và làm căng thành trực tràng, kích thích cơ vòng làm giãn cơ vòng hậu môn. Đồng thời, các cơ khác như cơ hoành và cơ thành bụng sẽ co lại, tạo áp suất bên trong ổ bụng và tăng áp lực trong bóng trực tràng.
Khi áp lực trong bóng trực tràng đạt ngưỡng 45mmHg, bộ phận cảm thụ sẽ kích thích dây thần kinh, truyền tín hiệu đến trung khu thần kinh chỉ huy đại tiện tại đốt sống cụt của xương sống. Sau đó, tín hiệu này được truyền lên vỏ đại não, tạo cảm giác muốn đi đại tiện.
Nếu có thể đại tiện ngay, tín hiệu từ vỏ đại não sẽ được truyền xuống và kích thích các phản xạ liên quan. Các cơ trơn trong hậu môn sẽ co lại, cơ hậu môn mở ra và các cơ trong bụng sẽ làm việc cùng nhau để đẩy phân ra ngoài.
Nếu bạn không muốn đi tiêu, vỏ đại não sẽ truyền tín hiệu xuống trung khu thần kinh ở đốt xương cụt, điều khiển van hậu môn và các cơ thắt hậu môn co lại. Từ đó, sẽ đóng chặt hậu môn và kiềm chế phản xạ đại tiện. Nếu phản xạ đại tiện bị kìm hãm thường xuyên, phân có thể bị dồn lại ở đại tràng sigma, làm cho trực tràng không còn nhạy cảm với kích thích, phân trở nên khô và gây táo bón.
Trĩ và nứt kẽ hậu môn là hai bệnh lý thường gặp ở hậu môn bình thường, triệu chứng và biểu hiện của từng bệnh lý đều có sự khác biệt như:
Bệnh trĩ thường xảy ra khi tĩnh mạch ở khu vực hậu môn bị căng quá mức và hình thành búi trĩ. Hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể, khi bị trĩ, hậu môn sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình như:
Mặc dù trĩ và nứt kẽ hậu môn là hai bệnh lý khác nhau nhưng đều có có chung một triệu chứng là chảy máu trực tràng. Điều này dễ gây sự nhầm lẫn cho người bệnh. Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn bao gồm:
Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến hậu môn bình thường, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:
Trên đây là bài viết chia sẻ tất tần tật những thông tin liên quan về cấu tạo của hậu môn bình thường và các bệnh lý liên quan đến hậu môn. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.