Đeo tai nghe bị đau tai là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nó không chỉ gây ra cảm giác đau đớn, làm giảm thính lực mà còn ảnh hưởng lớn tới các hoạt động làm việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày của con người. Trong trường hợp này, có cách nào để cải thiện tình trạng đeo tai nghe bị đau tai một cách cấp tốc không? Câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân đeo tai nghe bị đau tai
Trên thực tế, đau tai khi đeo tai nghe do nhiều nguyên nhân gây nên. Chúng tôi đã tổng hợp lại một số yếu tố tiêu biểu gây nên tình trạng này, có thể kể đến như:
-
Lạm dụng tai nghe trong thời gian dài;
-
Đeo tai nghe sai cách;
-
Bật âm lượng quá lớn.
Thông thường, âm thanh ở bên ngoài đi vào trong tai sẽ phải đi qua ống tai, màng nhĩ và các tế bào lông trong ống tai rồi mới đến não bộ. Cơ chế truyền thanh này khiến âm thanh đi quãng đường xa hơn, làm giảm áp lực khi đến tai. Tuy nhiên, với tai nghe, âm thanh sẽ truyền thẳng vào tai với áp suất lớn hơn. Thói quen này lặp lại nhiều lần sẽ gây ra các căn bệnh nguy hiểm như:
-
Viêm tai ngoài;
-
Hỏng màng nhĩ;
-
Suy giảm hoặc mất thính lực;
-
Đau nhức bên trong tai.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn đeo tai nghe bị đau tai
Đeo tai nghe bị đau tai phải làm sao?
Đeo tai nghe bị đau tai không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng cũng tạo ra cảm giác không mấy dễ chịu. Trong trường hợp này, bạn nên thực hiện ngay những phương pháp sau:
Dừng đeo tai nghe
Ngay khi cảm nhận được cơn đau, bạn nên dừng ngay việc đeo tai nghe. Nếu vẫn cố tình sử dụng, tình trạng bệnh của bạn sẽ tiến triển nặng nề hơn.
Tốt nhất, bạn nên tạm dừng việc đeo tai nghe trong vài tuần hoặc vài tháng. Các căn bệnh về tai như: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài, rối loạn thính lực,... thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài. Vì vậy, để kết quả chẩn đoán bệnh được chính xác nhất, bạn nên từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
Theo dõi tình hình
Không chỉ có tình trạng đau tai mà bất cứ căn bệnh nào cũng cần phải được theo dõi cẩn thận. Nếu phát hiện vùng tai xuất hiện các triệu chứng bất thường như: Ù tai kéo dài, đau tai thành từng đợt, khó nghe,... rất có thể bạn đã gặp các tổn thương nặng nề, thậm chí là kéo theo bệnh lãng tai hoặc điếc.
Tai bị tổn thương quá nặng có thể khiến bạn bị suy giảm thính lực nghiêm trọng
Thăm khám kịp thời
Nếu bị đau tai từ 5 - 7 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, cách tốt nhất để cải thiện hiệu quả tình trạng đau tai do đeo tai nghe là thăm khám bác sĩ kịp thời. Điều này giúp bạn nhận biết được nguyên nhân cơn đau, mức độ nghiêm trọng của bệnh để xác định phương hướng điều trị đúng đắn.
Tự theo dõi hoặc chữa trị tại nhà chỉ khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng hơn. Điều này khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn và bạn mất nhiều thời gian để phục hồi hơn.
Điều trị theo lời khuyên của bác sĩ
Sau khi thăm khám, bạn nên tuân thủ nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ bằng cách theo dõi thêm và uống thuốc đầy đủ. Bạn cũng nên thăm khám lại định kỳ để đảm bảo đôi tai đã hoàn toàn “khỏe mạnh”.
Đeo tai nghe như thế nào cho đúng?
Để ngăn chặn tình trạng đeo tai nghe bị đau tai, bạn không thể bỏ qua những tip “nhỏ nhưng có võ” là:
Không nghe quá 70% âm lượng
Mỗi chiếc tai nghe luôn có mức âm lượng để bạn điều chỉnh. Thay vì nghe nhạc quá to, bạn nên giảm xuống mức 60 - 70% âm lượng. Nhiều khách hàng đã khẳng định rằng, bật hết cỡ âm thanh khi đeo tai nghe khiến đôi tai nhanh chóng trở nên tê, ù tai hoặc đau nhức chỉ sau 15 phút. Do đó, việc bật âm lượng vừa phải vừa giúp bạn bảo vệ màng nhĩ, vừa giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng tai nghe.
Bạn nên giảm âm lượng ở mức vừa đủ để tránh tình trạng đeo tai nghe bị đau tai
Không đeo tai nghe qua đêm
Nhiều người có thói quen đeo tai nghe qua đêm để dễ chìm vào giấc ngủ. Điều này kéo theo rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với thính lực. Đeo tai nghe hàng giờ đồng hồ liên tục khiến tai bạn bị giảm khả năng nghe, gây đau tai. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng tai nghe trong 1 tiếng và nghỉ ngơi khoảng 15 - 20 phút nếu muốn dùng tiếp.
Chọn tai nghe chính hãng
Những chiếc tai nghe chính hãng thường có thiết kế tỉ mỉ hơn, chú trọng đến cảm giác của người dùng. Bạn sẽ tránh được các nguy cơ có hại cho tai như:
-
Tai nghe quá chặt, quá lỏng;
-
Âm thanh đưa vào bị rè, không đạt chuẩn;
-
Tai nghe bịt kín gây bí bách.
Nên dùng các loại tai nghe mở
Để bảo vệ sức khỏe đôi tai, nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời sản phẩm tai nghe mở (Open - ear). Với thiết kế hở hai ống tai và khung vành bọc silicon cao cấp, người dùng vẫn có thể nghe rõ được âm thanh nhưng vẫn có cảm giác vô cùng thoải mái, không bị đau nhức, khó chịu khi sử dụng.
Tai nghe mở được các nhà khoa học đánh giá là tốt cho sức khỏe của đôi tai
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách xử lý kịp thời khi đeo tai nghe bị đau tai. Hãy thử nghiệm ngay những lời khuyên của chúng tôi để cải thiện khi đau tai nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp