Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đi cầu ra cục máu đông là bệnh gì và cách điều trị ra sao?

Ngày 31/05/2023
Kích thước chữ

Nhiều người gặp phải tình trạng đi cầu ra cục máu đông mà không biết rằng thực ra tình trạng này liên quan đến các bệnh lý về trực tràng nên người bệnh xem thường. Người bệnh cần điều trị sớm nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiện tượng đi cầu ra cục máu đông là tình trạng máu lẫn trong phân do nhiều nguyên nhân gây ra. Có trường hợp do chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý, tiêu thụ nhiều đồ ăn cay nóng, bị nóng trong người…Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường có thể do bệnh lý nào đó.

Đi cầu ra cục máu đông là bệnh gì?

Khi đi cầu ra cục máu đông, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đôi khi sốt cao. Khi chứng bệnh này kéo dài kèm theo các triệu chứng khác có thể là do một trong các bệnh lý sau đây gây nên:

Bệnh trĩ

Việc đi cầu ra cục máu đông không kèm theo các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn… có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Các búi trĩ bên trong hoặc bên ngoài hậu môn làm co giãn mạch máu và mạch máu phình to hơn so với bình thường. Do vậy, bệnh nhân sẽ đi cầu ra máu và đau rát ở vùng hậu môn.

Đi cầu ra cục máu đông là bệnh gì và cách điều trị ra sao? 1
Bệnh trĩ có thể gây nên tình trạng đi cầu ra cục máu đông

Lượng máu ban đầu sẽ chảy ra ít, dần dần lượng máu sẽ ra nhiều hơn và đôi khi xuất hiện cả những cục máu đông. Khi bệnh trĩ không được điều trị sớm có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu, hoại tử hoặc nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng. Với căn bệnh này, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc điều trị triệu chứng của cơn trĩ cấp.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn cũng là nguyên nhân khiến người bệnh đi ra cục máu. Ngay cả khi không đi đại tiện, hậu môn cũng chảy máu và đau nhức. Bệnh nứt kẽ hậu môn do tình trạng táo bón kéo dài mà không được chữa trị. Do táo bón nên người bệnh rặn quá mức khi đi đại tiện làm kéo căng các tĩnh mạch tại hậu môn quá mức. Khi bệnh xảy ra, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, sưng tấy hậu môn, đôi khi còn có nguy cơ viêm nhiễm và lở loét khi không được lau rửa sạch sẽ.

Polyp hậu môn

Polyp hậu môn là một dạng u lành tính tuy nhiên nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, các thể chuyển thành ác tính. Ngoài ra, căn bệnh này cũng tương tự như sa hậu môn trực tràng, bệnh trĩ hay lồng ruột nên người bệnh dễ nhầm lẫn.

Polyp hậu môn thường xảy ra do vấn đề về thói quen ăn uống, di truyền, tắc tĩnh mạch hậu môn hoặc tổn thương bên ngoài hậu môn. Bên cạnh đó, bệnh gây nên một số triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy và mệt mỏi.

Viêm loét đại trực tràng

Viêm loét đại trực tràng cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng đi cầu ra cục máu đông. Đây là tình trạng các tổn thương lan tỏa ra cả lớp niêm mạc và dưới niêm mạc của trực tràng và thường có xu hướng giảm dần cho đến đại tràng phải.

Ngoài triệu chứng đi ra máu đông, bệnh viêm loét đại trực tràng còn kèm theo rất nhiều triệu chứng khác như đau quặn bụng, khát nước… Nếu tình trạng bệnh không được chữa trị có thể gây nên nhiều biến chứng như chảy máu ồ ạt, phình giãn đại tràng hoặc nguy hiểm là ung thư.

Ung thư hậu môn – trực tràng và đại tràng

Khi bệnh ung thư trực tràng và đại tràng ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Chỉ đến khi tình trạng bệnh đã trở nặng, người bệnh mới có thể thấy được biểu hiện của bệnh trong đó có đi cầu ra cục máu đông.

Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy những dấu hiệu khác như mệt mỏi, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, giảm cân… Nếu không được chữa trị kịp thời, căn bệnh này sẽ trở nặng theo thời gian và gây nguy hiểm đến tính mạng, nhất là lúc này các khối u đã trở nên to dần.

Đi cầu ra cục máu đông là bệnh gì và cách điều trị ra sao? 2
Ung thư hậu môn trở nặng gây đi cầu ra cục máu đông 

Đi cầu ra máu đông có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu đông rất nguy hiểm, là một trong những dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị trước khi biến chứng xảy ra.

Khi tình trạng đi cầu ra cục máu đông kéo dài nhiều ngày sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa gây tình trạng thiếu máu, đẩy nhanh tình trạng viêm nhiễm và nguy cơ tử vong cao hơn.

Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế:

  • Đau quặn bụng, khó chịu, toát mồ hôi.
  • Cơ thể xanh xao, yếu ớt, mệt mỏi.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Lượng máu đông ra nhiều hơn và có mùi khó chịu.
  • Hậu môn sưng nóng, đau rát, không ngồi được.
  • Nôn mửa liên tục kèm theo dịch nhầy.
  • Sụt cân nghiêm trọng không có lý do.

Làm gì khi bị đi cầu ra máu đông?

Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh nên làm theo hướng dẫn sau:

Điều trị y tế

Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, làm các xét nghiệm, từ đó việc chẩn đoán bệnh sẽ mang lại kết quả chính xác và nhanh chóng nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài để chữa trị khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh cũng chưa nhận được sự chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ. Người bệnh cần thực hiện nghiêm túc theo phác đồ điều trị của các bác sĩ để mang lại kết quả khả quan nhất.

Đi cầu ra cục máu đông là bệnh gì và cách điều trị ra sao? 3
Người bệnh nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm, kiểm tra và chẩn đoán bệnh 

Xây dựng các thói quen lành mạnh

  • Để giúp hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn, người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại vitamin và chất xơ trong chế độ ăn. Các loại thực phẩm này cũng có tác dụng làm mềm phân và kích thích nhu động ruột tốt hơn.
  • Tránh ăn đồ ăn cay nóng, những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như nước ngọt có ga, bia, rượu và không hút thuốc lá.
  • Để giúp phân mềm hơn, dễ đi đại tiện hơn, cần uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Người bệnh có thể bổ sung nước khoáng, các loại nước ép từ rau củ quả.
  • Trong quá trình các bác sĩ đang tiến hành điều trị, bệnh nhân không tùy ý sử dụng các loại thuốc khác, đặc biệt là các loại thuốc mang chất kháng viêm.
  • Cố gắng đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, Tuyệt đối không nên nhịn đi đại tiện. Nên tập đi vệ sinh trong một khung giờ cố định, tốt nhất là vào buổi sáng.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ hợp lý. Nên chia nhỏ bữa ăn để tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Sau mỗi lần đi đại tiện, luôn vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

Sau khi đọc bài viết trên bạn đã hiểu đi cầu ra cục máu đông là như thế nào. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và được chữa trị sớm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin